|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

NĐT cá nhân bán ròng hơn 3.000 tỷ đồng khi VN-Index lùi về mốc 1.045, tâm điểm SSI, HSG, POW đối ứng lực cầu ngoại

18:57 | 18/03/2023
Chia sẻ
Trong tuần vừa qua, khối ngoại giải ngân hơn 2.300 tỷ đồng, tập trung vào các mã HSG, POW, SSI, SHB, VND. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân bán ròng 3.002 tỷ đồng trên HOSE, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 2.754 tỷ đồng.

VN-Index ghi nhận một tuần giao dịch lình xình quanh 1.050 với thanh khoản cải thiện so với tuần trước nhưng không thật sự đáng kể. Về diễn biến cụ thể, VN-Index mở cửa tuần lình xình rồi ghi nhận mức giảm điểm khá mạnh tới gần 13 điểm trong phiên thứ Ba (14/3) ngay sau đó.

Tuy nhiên, chỉ số bất ngờ đảo chiểu tăng mạnh lên đến 22 điểm và vượt 1.060 trong phiên thứ Tư (15/3) nhờ lực cầu bắt đáy cũng như thông tin Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm một số lãi suất điều hành.

Mặc dù vậy, sắc đỏ đã nhanh chóng quay trở lại với VN-Index trong hai phiên cuối tuần và chỉ số có xu hướng giảm điểm và lùi về khu vực 1.045. Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.045,14 điểm, tương đương giảm 7,86 điểm, tương đương 0,75% so với tuần trước.

Theo thống kê, trong tuần vừa qua, nhóm bảo hiểm, chứng khoán, hàng không, du lịch và hóa chất là các nhóm ngành nỗ lực đi ngược thị trường và giữ được sắc xanh cho đến hết tuần.

Trong tuần vừa qua, khối ngoại giải ngân hơn 2.300 tỷ đồng, tập trung vào các mã HSG, POW, SSI, SHB, VND. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân bán ròng 3.002 tỷ đồng trên HOSE, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 2.754 tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

NĐT cá nhân chuyển hướng bán ròng nhóm bất động sản

Theo thống kê từ Fiintrade, tính riêng kênh khớp lệnh thì cán cân giao dịch nghiêng hẳn bên bán với 15/18 các nhóm ngành bị bán ròng.

Trong đó, nhà đầu tư cá nhân bán ròng mạnh nhất cổ phiếu bất động sản với giá trị lên tới 637 tỷ đồng. Như vậy đã có sự đảo ngược vị thế giao dịch của các cá nhân khi cổ phiếu địa ốc được mua ròng mạnh nhất trong vài tuần gần đây.

Xếp vị trí thứ 2 trong top bán ròng là cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính. Trong đó nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính có tuần giao dịch mạnh với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng lên 15,48% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp, đồng thời giá tăng.

Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm dịch vụ tài chính đang có xu hướng tăng tuy còn xa mức đỉnh cũ, tuy nhiên chỉ số dòng tiền đang tiếp tục tăng cao và đã vượt đỉnh 1 năm, cho thấy so với thị trường chung nhóm này thu hút dòng tiền mạnh hơn.

Tiếp theo, nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng 359 tỷ đồng ở nhóm thực phẩm & đồ uống, trước khi rút ròng nhẹ hơn ở một số ngành như điện, nước & xăng dầu khí đốt (264 tỷ đồng), hóa chất (237 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (213 tỷ đồng), ngân hàng (181 tỷ đồng), …

Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành dầu khí dẫn đầu danh mục giải ngân với gần 62 tỷ đồng. Tương tự, nhóm hàng cá nhân & gia dụng và bán lẻ cũng được gom ròng với giá trị lần lượt là 34 tỷ và 20 tỷ đồng, …

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tâm điểm bán ròng SSI, HSG, POW đối ứng với lực cầu khối ngoại

 Cổ phiếu SSI dẫn đầu danh mục bán ròng của các nhà đầu tư cá nhân trong tuần 13 - 17/3. (Ảnh: Linh Chi).

Thống kê giao dịch theo từng mã, lực xả lớn nhất được ghi nhận tại đại diện SSI của nhóm chứng khoán với 324 tỷ đồng. Giao dịch của các cá nhân trong nước gần như đối ứng với lực mua của NĐT nước ngoài.

Đồng thuận với giao dịch cổ phiếu của Chứng khoán SSI, HSG cũng bị bán ròng với giá trị 323,9 tỷ đồng. Kế đó, nhiều cổ phiếu lớn cũng nằm trong danh mục rút vốn là POW (291 tỷ đồng), SHB (215,9 tỷ đồng), VRE (189,3 tỷ đồng), VHM (181,4 tỷ đồng), NVL (155,9 tỷ đồng), MSN (116,6 tỷ đồng).

Danh mục thoái vốn của cá nhân nội còn có sự góp mặt của các cổ phiếu vốn hóa trung bình như VND (208,2 tỷ đồng), DCM (145,4 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu STB của Sacombank vươn lên trở thành mã được mua ròng nhiều nhất trong tuần vừa qua.

Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 216,7 tỷ đồng cổ phiếu STB, trái ngược so với lực xả từ phía nhà đầu tư nước ngoài (357 tỷ đồng).

Cùng chiều, cổ phiếu DIG và HPG được gom ròng với giá trị lần lượt là 115,7 tỷ đồng và 111,7 tỷ đồng. Hoạt động rót ròng cũng trải dài ở các cổ phiếu PLX, NLG, HCM, DGW, PNJ, VCB, TDM với quy mô dưới 100 tỷ đồng.

Linh Chi

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.