|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Năng suất, sản lượng lúa mùa 2017 tại Đồng bằng sông Hồng giảm mạnh vì bão

12:52 | 27/11/2017
Chia sẻ
Báo cáo từ Bộ NN&PT NNT cho biết, trong tháng 11, hoạt động trồng trọt ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu tập trung hoàn thành việc thu hoạch lúa mùa và gieo trồng các loại cây màu vụ đông; các tỉnh phía Nam tập trung chăm sóc, thu hoạch lúa mùa sớm và gieo cấy lúa đông xuân sớm.
nang suat san luong lua mua 2017 tai dong bang song hong giam manh vi bao

Năng suất, sản lượng lúa mùa 2017 tại Đồng bằng sông Hồng giảm mạnh vì ảnh hưởng của bão

Tính đến trung tuần tháng 11, diện tích thu hoạch lúa mùa tại các tỉnh phía Bắc ước đạt hơn 1.114.000 ha, chiếm 97,6% diện tích gieo cấy. Trong đó, đồng bằng sông Hồng gần như đã thu hoạch xong, chỉ còn lại Quảng Ninh chưa thu hoạch hết. Thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh là những nguyên nhân chính làm kết quả sản xuất lúa mùa 2017 đạt kém hơn cùng kỳ.

Mưa lớn do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao gây mưa dông trên diện rộng tại các tỉnh Bắc bộ vào đúng thời kỳ xuống giống, bệnh lùn sọc đen lây lan gây hại hoành hành suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa. Hơn thế nữa, cuối vụ chịu thêm mưa lớn liên tiếp do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 10 và 11 gây ngập, lụt đã tác động nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng lúa mùa 2017, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo đánh giá sơ bộ, năng suất lúa vụ mùa các địa phương phía Bắc ước đạt 47 tạ/ha, giảm gần 3 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5,23 triệu tấn, giảm 527.100 tấn. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng giảm sâu. Sản lượng toàn vùng đạt 2,5 triệu tấn, giảm 455.800 tấn.

Trong đó, các tỉnh ghi nhận giảm nhiều nhất là Nam Định, giảm 130.200 tấn, Thái Bình giảm 107.300 tấn, Hải Dương giảm 63.700tấn, Hà Nội giảm 46.400 tấn,..

Các tỉnh miền Nam đang tiếp tục gieo cấy lúa mùa, tính đến trung tuần tháng 11 diện tích gieo cấy đạt 630.600 ha, tiến độ gieo cấy tương đương với cùng kỳ năm trước.

Tính đến thời điểm này cả miền đã thu hoạch được hơn 157.000 ha, năng suất ước tính trên diện tích thu hoạch đạt 48,4 tạ/ha, tăng 3,1 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả nước, diện tích lúa gieo trồng lúa mùa năm 2017 ước đạt 1.772.600 ha, giảm 6.700 ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước đạt 46,4 tạ/ha, giảm 1,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8.184 nghìn tấn, giảm 327,3 nghìn tấn.

Tính đến nay, lúa đông xuân sớm ở các tỉnh miền Nam đã gieo cấy được 230.600 ha, bằng 52,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 227,9 nghìn ha, bằng 51,8% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 11/2017, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến tăng do nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu xuất khẩu những tháng cuối năm tăng mạnh. Đồng thời, giá thu mua gà thịt khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL biến động tăng do nhu cầu tiêu dùng khởi sắc.

nang suat san luong lua mua 2017 tai dong bang song hong giam manh vi bao
Nguồn: Bộ NN&PTNT

Tình hình dịch bệnh

Theo Cục Bảo Vệ thực vật, trong tháng 11diện tích lúa bị nhiễm bệnh do sinh vật gây hại như Đạo ôn hại lúa, đạo ôn cổ bông, rầy nâu rầy lưng trắng, chuột hại lúa, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh lem lép bạc lá, tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm ước tăng 24,2%

Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 ước đạt 389.000 tấn với giá trị đạt 192 triệu USD, đưa xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm nay tăng 23,4% về khối lượng lên 5,49 triệu tấn và tăng 24,2% lên 2,48 tỷ USD về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2017 đạt 448,6 USD/tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường nhập khẩu gạo, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất trong 10 tháng đầu năm nay với 39,8% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 2,03 triệu tấn và 909,04 triệu USD, tăng 35% về khối lượng và tăng 33,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm là Hồng Kông (giảm 43%) và Gana (giảm 17,6%).

Tố Tố

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.