|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Năm 2020, giới nhà giàu Việt sẽ đua nhau sở hữu 'ngôi nhà thứ hai'!

16:35 | 18/02/2018
Chia sẻ
Ngoài việc được sở hữu căn hộ hạng sang để nghỉ dưỡng, với cơ chế hiện nay, các chủ đầu tư sẵn sàng thuê lại để kinh doanh, trả lãi suất cho chủ sở hữu căn hộ từ 8-12%/năm.... Nhiều chuyên gia nhận định, năm 2020, người Việt sẽ đổ xô mua "ngôi nhà thứ hai".
nam 2020 gioi nha giau viet se dua nhau so huu ngoi nha thu hai Đánh thuế nhà thứ 2 trở lên: Chống đầu cơ bất động sản
nam 2020 gioi nha giau viet se dua nhau so huu ngoi nha thu hai Thận trọng đề xuất đánh thuế nhà thứ hai vì thị trường BĐS cần hỗ trợ sau nhiều năm trầm lắng
nam 2020 gioi nha giau viet se dua nhau so huu ngoi nha thu hai Chưa đánh thuế quyền sở hữu căn nhà thứ hai
nam 2020 gioi nha giau viet se dua nhau so huu ngoi nha thu hai
Ảnh minh họa.

"Ngôi nhà thứ hai" hay bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng là loại hình được sử dụng hầu hết với mục đích nghỉ dưỡng và thường tọa lạc tại những khu du lịch. Có hai loại sản phẩm chính là biệt thự và căn hộ (căn hộ nghỉ dưỡng/ căn hộ khách sạn hay còn gọi là condotel).

Hiện Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Phan Thiết, Quảng Ninh… là những địa danh gắn với vẻ đẹp thiên nhiên đều đang vươn mình trở thành điểm đến của BĐS nghỉ dưỡng. Tại các địa phương trên, hàng loạt dự án mới đang xuất hiện ngày càng nhiều, với hàng trăm dự án condotel đang được tấp nập xây dựng.

Theo đánh giá của chuyên gia, chỉ trong 8 năm qua (2010 - 2017), lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 2,5 lần từ 5 triệu lượt lên hơn 12 triệu lượt. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12/2017 đạt 1.276.353 lượt, tăng 8,9% so với tháng 11/2017 và tăng 42,2 so với tháng 12/2016. Tính chung cả năm 2017 đạt 12.922.151 lượt khách, tăng 29,1% so với năm 2016.

Sự tăng trưởng này kéo theo nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng cao cấp tăng theo để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Điều này mang đến một thời kỳ “vàng” cho thị trường ngôi nhà thứ hai đang rất thịnh hành ở các thành phố ven biển.

Ông Phạm Văn Đại, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam, cho biết, ngôi nhà thứ hai hay BĐS nghỉ dưỡng là một phân khúc đặc biệt, là sự kết hợp giữa mục đích sử dụng và đầu tư. Sự kết hợp này cho phép nhà đầu tư thu lợi thông qua các chương trình ủy thác quản lý cho thuê, cam kết lợi nhuận hoặc tự cho thuê, cũng như tiềm năng tăng trưởng dài hạn.

“Những gia đình giàu có, thu nhập cao tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM vẫn đang là đối tượng khách hàng chính trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng.

Trong khi đó, theo phân tích của ông Trần Nam Sơn, Quỹ Vietnam Capital Partners, về xu hướng đầu tư BĐS của người giàu thì GDP càng cao, nhà đầu tư càng hướng đến BĐS nghỉ dưỡng.

Theo ông, ở thời điểm hiện tại, giới nhà giàu sẽ mua nhà để cho thuê lại nhưng từ 2020 trở đi thì người giàu có sẽ mua BĐS để đi nghỉ dưỡng. Đây sẽ là xu hướng của thị trường BĐS trong 5 - 10 năm tới.

Một nghiên cứu gần đây của Savills cho biết, số lượng nhà giàu tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi, từ mức 250.000 năm 2016 lên 530.000 hộ vào năm 2020.

“Hiện những công dân cao tuổi vẫn chưa nhận thấy được tiềm năng của khu nghỉ hưu hiện hữu. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ sớm thay đổi. Nếu các thành phố ven biển nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt về hệ thống y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì những người cao tuổi sẽ dành một khoản cho BĐS nghỉ dưỡng”, ông Giám đốc Bộ phận nghiên cứu thị trường Savills cho biết.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lo ngại, sự bùng nổ của xu hướng đầu tư này, kéo theo cuộc chạy đua của các đại gia BĐS vào “cuộc chơi” BĐS nghỉ dưỡng càng trở nên khó lường. Vì hiện nay, không chỉ có những “ông lớn” địa ốc có uy tín mà còn rất nhiều doanh nghiệp ít tên tuổi, thậm chí là “tay ngang” lao vào “cơn say” đầu tư dự án condotel, biệt thự biển.

Từ đó, cuộc chạy đua về cam kết lợi nhuận nhằm hút dòng tiền nhàn rỗi từ các nhà đầu tư cá nhân ngày càng khốc liệt, không còn là 8 - 9%, đã lên tới 12 - 13%. Điều này khiến các nhà đầu tư kỳ vọng lớn vào khoản lợi nhuận kiếm được mà họ đã dốc hầu bao đầu tư, nhưng đằng sau đó vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại.

Xuân Tùng