Năm 2018 sẽ là năm đầy thách thức đối với thị trường dầu thô
Theo IEA, sản lượng khai thác dầu thô của các nước ngoài OPEC và nhu cầu dầu tăng chậm chạp sẽ là những yếu tố tạo áp lực lên giá dầu.
Nhìn vào cán cân nguồn cung và nhu cầu dầu thô trong năm 2018, IEA cho rằng thị trường trong 3 quý sẽ gần như cân bằng trong trường hợp giả sử lượng tiêu thụ dầu thô của OPEC không đổi do điều kiện thời tiết bình thường.
"Tuy nhiên, theo tính toán hiện tại của chúng tôi trong quý 1/2018 cho thấy trữ lượng có thể tăng thêm 0,8 triệu thùng/ngày. Tính chung trong năm 2018, nhu cầu dầu thô và sản lượng khai thác của các nước ngoài OPEC sẽ tăng với số lượng như nhau và triển vọng hiện tại có thể đóng vai trò như một mức trần cho mọi tham vọng về mức giá dầu thô cao hơn," IEA cho biết.
Bản báo cáo mới nhất của IEA đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều ý kiến lạc quan từ OPEC về việc thị trường đang tái cân bằng trở lại sau nhiều năm giá dầu giữ ở mức thấp do thừa nguồn cung.
OPEC và một số nước khai thác dầu mỏ ngoài OPEC trong đó có Nga đã đồng ý ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô vào cuối năm ngoái trong nỗ lực nhằm đẩy giá dầu lên cao. Tháng 6/2014 là thời kỳ hoàng kim của thị trường dầu thô khi giá lên tới 114 USD/thùng.
Neil Atkinson, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường dầu của IEA nhận định quá trình tái cân bằng đang diễn ra chậm. "Điểm mấu chốt ở đây là quá trình tái cân bằng diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng của các nước khai thác, xuất khẩu dầu khí khi họ ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Trữ lượng dầu thô thừa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trung bình 5 năm vẫn đang giảm từ từ. Năm 2018 có thể sẽ là khoảng thời gian đầy thách thức đối với các quốc gia khai thác dầu thô. Nhưng nhìn chung xu hướng hiện tại thị trường có thể sẽ được tái cân bằng trong năm tới".
Hồi tháng 5, các nước đồng ý kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang tháng 3/2018 và sẽ thảo luận về khả năng tiếp tục gia hạn thỏa thuận trong cuộc họp OPEC tổ chức vào tháng 11 tới.
Nhu cầu dầu thô toàn cầu
Giá dầu hiện đang ở mức 56,62 USD/thùng đối với dầu Brent và 50,97 USD/thùng đối với dầu WTI, phục hồi mạnh từ mức thấp khoảng 25 USD/thùng hồi đầu năm 2016. Tuy nhiên, mức giá này vẫn còn cách xa so với thời điểm trước đó.
IEA nhấn mạnh rằng mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm của các nước OPEC trung bình đạt 86% tính từ đầu năm đến nay. Trong tháng 9, sản lượng khai thác của tổ chức tăng chủ yếu là do hoạt động khai thác của Libya và Iraq được tăng cường. Tính chung trong tháng 9, sản lượng khai thác của OPEC giảm 400.000 thùng/ngày xuống còn 32,65 triệu thùng/ngày.
IEA dự đoán nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2017 và tăng 1,4 triệu thùng/ngày vào năm 2018.
Theo Reuters, OPEC đưa ra dự đoán trong năm 2018, nhu cầu dầu nhập khẩu dầu thô từ OPEC trên thế giới sẽ đạt 33,06 triệu thùng, tăng 230.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
IEA dự đoán nguồn cung dầu thô sẽ tăng 90.000 thùng/ngày trong tháng 9 lên mức 97,5 triệu thùng/ngày chủ yếu là sản lượng khai thác dầu thô của các nước ngoài OPEC (trong đó có Mỹ) tăng. Tính chung trong năm 2017, nguồn cung của các nước khai thác dầu mỏ ngoài OPEC dự kiến sẽ tăng 0,7 triệu thùng/ngày và 1,5 triệu thùng/ngày năm 2018.Trong khi đó, OPEC dự báo nguồn cung dầu thô của các nước ngoài tổ chức tăng 940.000 thùng/ngày, giảm 60.000 thùng/ngày so với lần dự báo trước đó.
Nhu cầu dầu thô ước vượt 100 triệu thùng lần đầu tiên vào năm 2018
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, năm 2018, nguồn cung dầu thô sẽ vượt nhu cầu tiêu thụ, với nhu cầu ước ... |