|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Muốn TP HCM trở thành TTTC quốc tế: Hãy học Singapore tổ chức ngành ngân hàng và nâng tầm HOSE

07:45 | 20/10/2019
Chia sẻ
“Ngay từ đầu ta không phải là cứ đi cạnh tranh với Singapore. Ban đầu hãy chọn để học hỏi họ.”

Đây là nhận định được đưa ra bởi ông Andrew Vallis, Nhà sáng lập Công ty Đầu tư Blue HK Investments, trong phiên thảo luận chiều 18/10, tại Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2019 với chủ đề "Phát triển TP HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế".

IMAG0838

Phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế TP HCM, chiều ngày 18/10/2019. Ảnh: Thừa Vân

Tại phiên thảo luận, các diễn giả đưa ra nhiều lợi thế mà TP HCM có thể tận dụng để phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế (International Financial Center - IFC), như: Ưu thế về vị trí địa chính trị; môi trường kinh doanh ổn định; nguồn nhân lực với chi phí thấp; có một Chính phủ thúc đẩy đổi mới, sáng tạo,…

Hiện nay, trong khi TP HCM là đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ổn định, con đường để nó trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) mang tầm khu vực không phải là dễ dàng.

"Nếu về FDI, sản xuất, công nghiệp thì Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng đã là trung tâm. Nhưng xét về tài chính chúng ta chưa đạt được điều này", Chủ tịch Công ty Quản lí quĩ Dragon Capital, ông Dominic Scriven cho biết tại phiên thảo luận.

Một ví dụ theo ông Scriven là rất khó gọi vốn nếu thành lập quĩ đầu tư tại Việt Nam. Đó là lí do hiện nay phía Dragon Capital vẫn đang niêm yết các quĩ đầu tư của mình tại Anh, hoặc đem sang Thái Lan, Hàn Quốc để giới thiệu nhằm thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ tịch Dragon Capital, quĩ đầu tư đang quản lí hàng tỉ USD cũng cho biết rằng qui mô nguồn vốn được quản lí chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 10 tỉ USD, khiêm tốn nếu đem so sánh với Thái Lan (150 tỉ USD) hay Hàn Quốc (1.000 tỉ USD).

Theo ông Scriven, Việt Nam đang thiếu đi các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường vốn, chẳng hạn như các quĩ hưu trí, các loại quĩ đầu tư khác nhau để tạo sự đa dạng trong sản phẩm, loại hình hoạt động trên thị trường tài chính.

Ông Andrew Vallis, đại diện đến từ Blue HK Investments, một quĩ đầu tư vốn cổ phần tư nhân có trụ sở tại Anh, chia sẻ thêm rằng lĩnh vực tài chính tại Việt Nam chủ yếu vẫn được dẫn dắt bởi khối ngân hàng. 

Từ năm 2013, sức khỏe ngành ngân hàng đã phục hồi lại từ khủng hoảng, một phần nhờ sự cố gắng của Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng nhỏ và cả các khách hàng của họ vẫn còn khó khăn.

Ông cho rằng nếu TP HCM muốn trở thành một IFC thì có thể xem xét việc lấy Singapore làm hình mẫu. Ngành ngân hàng của Singapore ở đẳng cấp thế giới, cũng trưởng thành lên từ những sai lầm trong quá khứ. "Ngay từ đầu ta không phải là cứ đi cạnh tranh với Singapore. Ban đầu hãy chọn để học hỏi họ."

Singapore với dân số ít, nhưng vẫn phát triển được hệ thống tài chính hàng đầu nhờ tập trung đi đầu các mảng ngoại hối, quản lí tài sản. Những năm gần đây, Singapore đi theo định hướng phát triển fintech.

Theo đó, ông Vallis nhấn mạnh rằng TP HCM cần nhắm tới dịch vụ tài chính cho tương lai, như số hóa, blockchain, trí tuệ nhân tạo,...

Một điểm quan trọng nữa để trở thành một IFC là TP HCM cần phải thu hút được nhân sự tài chính từ nước ngoài, như những gì đã diễn ra tại Singapore hay London, Anh. Điều này đặt ra một mục tiêu cũng có lợi trực tiếp cho những người dân địa phương, đó là TP HCM phải trở thành một thành phố đáng sống của khu vực.

Nhà sáng lập Blue HK Investments cũng cho rằng Việt Nam cần có kế hoạch chi tiết hơn đối với lộ trình thực hiện, phải đề ra các mốc cụ thể ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mang tính thực tế. "Tôi đã sống ở Việt Nam 6 năm, các bạn có nhiều dự án tốt nhưng đôi khi triển khai gặp vấn đề, có sự khác nhau lớn giữa kế hoạch và quá trình thực thi".

Giá trị vốn hóa của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) so với các thị trường trong khu vực còn thua nhiều về qui mô. Ông Vallis cho rằng một mục tiêu trước mắt là phải nâng tầm HOSE.

"Phải niêm yết nhiều công ty lên sàn chứng khoán, giúp tăng vốn hóa thị trường, tăng khả năng lưu chuyển của cổ phiếu, qua đó tăng khả năng huy động vốn. Sự phát triển của thị trường chứng khoán địa phương đóng vai trò quan trọng trong đường ra quốc tế của Việt Nam", ông Vallis chia sẻ.

vi thi ttck tp hcm voi khu vuc

(Nguồn: Phần trình bày tại Diễn đàn kinh tế TP HCM năm 2019)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thừa Vân

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.