|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mức thưởng Tết Nhâm Dần giảm, bình quân hơn 6 triệu đồng

14:35 | 18/01/2022
Chia sẻ
Mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần bình quân của người lao động bằng gần một tháng lương, khoảng 6,17 triệu đồng/người. Mức thưởng này duy trì đà giảm của năm 2020-2021, do chịu tác động của đại dịch.

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có báo cáo về tình hình tiền lương, thưởng Tết năm 2022 của người lao động trong các doanh nghiệp, theo BĐT Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cụ thể, đối với tiền thưởng Tết Dương lịch 2022, có khoảng 55,2% doanh nghiệp trong tổng số 41.826 doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng Tết Dương lịch với mức thưởng bình quân là 1,36 triệu đồng/người, chỉ bằng 58% so với thưởng dịp Tết Dương lịch 2021 (2,34 triệu đồng/người).

Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1,69 triệu đồng/người, bằng 72% so với 2021 (2,33 triệu đồng/người), tăng 92% so với năm 2020 (0,88 triệu đồng/người).

Mức thưởng Tết Nhâm Dần giảm, bình quân hơn 6 triệu - Ảnh 1.

Mức thưởng Tết Nhâm Dần giảm, bình quân hơn 6 triệu. (Ảnh minh họa: Người lao động).

Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 1,47 triệu đồng/người, bằng 31% so với 2021 (4,77 triệu đồng/người), bằng 72,8% so với năm 2020 (2,02 triệu đồng/người).

Doanh nghiệp dân doanh là 1,16 triệu đồng/người, bằng 54% so với 2021 (2,15 triệu đồng/người), tăng 43,2% so với năm 2020 (0,81 triệu đồng/người).

Về tiền thưởng Tết Âm lịch Nhâm Dần 2022, theo báo cáo, có khoảng 62,7% doanh nghiệp trong tổng số 42.159 doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng.

Mức thưởng bình quân bằng gần một tháng lương (6,17 triệu đồng/người), bằng 97% so với thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2021 (6,36 triệu đồng/người), bằng 92,2% so với thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2020 (6,69 triệu đồng/người). 

Như vậy thưởng Tết tiếp tục giảm do năm thứ hai chịu tác động của đại dịch.

Cụ thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 6,66 triệu đồng/người, bằng 95% so với 2021 (6,99 triệu đồng/người), bằng 97,5% so với năm 2020 (6,83 triệu đồng/người).

Doanh nghiệp dân doanh là 5,92 triệu đồng/người, bằng 98% so với 2021 (6,05 triệu đồng/người), bằng 92,4% so với năm 2020 (6,41 triệu đồng/người).

Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 5,59 triệu đồng/người, bằng 96% so với năm 2021 (5,85 triệu đồng/người), bằng 90,7% so với năm 2020 (6,16 triệu đồng/người).

Về tình hình tiền lương năm 2021, theo báo cáo của 60 tỉnh, thành phố tại 41.339 doanh nghiệp có báo cáo, tương ứng với 3,83 triệu lao động (chiếm 15,9% tổng số lao động làm công hưởng lương trên cả nước) thì tiền lương bình quân của người lao động ước đạt 7,84 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2020 (7,54 triệu đồng/tháng) và tăng 0,9% so với năm 2019 (7,77 triệu đồng/tháng).

Phương Trang

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.