|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Mùa dịch Covid-19: Tiền mặt 'thất sủng', thanh toán online lên ngôi

17:32 | 24/02/2020
Chia sẻ
Lo sợ về nguy cơ lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nhiều người đã lựa chọn thanh toán online thay vì tiền mặt để tránh những tiếp xúc thông thường. Thị trường ví điện tử, mua sắm trực tuyến vì thế bỗng dưng có cơ hội "tự nhiên" để bùng nổ.

Theo nghiên cứu của Đại học New York (Mỹ), trên mỗi đồng tiền mặt có khoảng 3.000 vi khuẩn khác nhau sinh sống, tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm. Trong khi đó, virus gây ra Covid-19 có thể tồn tại ngoài vật chủ tới 9 ngày và bám trên các bề mặt của vật dụng. 

Những thông tin này khiến người tiêu dùng ái ngại phương thức thanh toán truyền thống bởi tiền mặt có thể trở thành nguồn lây bệnh tiềm ẩn nếu có người nhiễm và truyền virus vào tiền thông qua tiếp xúc, nhất là với thói quen sử dụng tiền mặt lên đến 90% dân số ở Việt Nam hiện nay.

Mùa dịch Covid-19: Tiền mặt 'thất sủng', thanh toán online lên ngôi - Ảnh 1.

Tiền mặt được xem là vật trung chuyển các loại dịch bệnh dễ dàng nhất. Ảnh minh hoạ: Internet

Tiền giấy, tiền polymer hay tiền xu đều có tiềm năng là nguồn của các tác nhân gây bệnh và là rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng nhất là trong thời điểm đại dịch bùng phát và diễn biến phức tạp như hiện nay. Để phòng ngừa những rủi ro dịch bệnh từ tiền mặt, cơ quan quản lý của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam cũng đã có những động thái cụ thể.

Vào trung tuần tháng 2 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tiến hành khử trùng tiền mặt qua sử dụng bằng tia cực tím và lò sấy nhiệt độ cao đồng thời tích cực đưa tiền mới in vào lưu thông với 600 tỉ nhân dân tệ (khoảng 85,6 tỉ USD) tiền giấy mới đã được phân bổ trên khắp Trung Quốc. Thậm chí, nhiều địa phương như Quảng Châu đã quyết định tiêu hủy số tiền mặt thu về từ một số nơi mà họ cho là không an toàn.

Tại Việt Nam, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho hay, chưa có đủ nguồn lực và phương tiện để tiến hành cách ly và khử trùng tiền mặt đã lưu thông nhưng khuyến nghị cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế tối đa các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Ông cho biết, Vụ Thanh toán NHNN đang nghiên cứu cơ chế hướng dẫn bổ sung để sớm hoàn thiện hình thức thanh toán điện tử.

Mua sắm online, thanh toán điện tử lên ngôi

Đối diện với nỗi sợ lây bệnh qua các hình thức thanh toán như tiền mặt, hay thẻ thanh toán truyền thống…Gần đây, người dân đã có xu hướng chuyển qua các công nghệ thanh toán hạn chế tiếp xúc tối đa như dùng thẻ contactless (không chạm) và đặc biệt là qua các ví điện tử trên điện thoại.

Mùa dịch Covid-19: Tiền mặt 'thất sủng', thanh toán online lên ngôi - Ảnh 2.

Thanh toán qua ví điện tử có thể giúp bạn hạn chế tiếp xúc, giảm thiểu các nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm

"Trước đây mỗi lần đi siêu thị, tôi hay trả bằng tiền mặt hay thẻ visa nhưng cả tháng nay, lo sợ bệnh dịch nên tôi thường mua sắm online, giao hàng tận nhà. Nếu buộc phải đi mua sắm thì dùng ví điện tử để hạn chế tối đa với việc tiếp xúc bên ngoài." Chị Nguyễn Vy Anh (Long Biên, Hà Nội) cho biết.

Tương tự, cũng vì lo sợ đến chỗ đông người có khả năng lây nhiễm Covid-19 nên chị Hoàng Linh (làm việc tại Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chuyển sang sử dụng thanh toán điện tử thay cho thói quen dùng tiền mặt trước đây. "Vẫn biết thanh toán điện tử tiện lợi hơn nhiều nhưng vì lười tìm hiểu công nghệ và hay đi chợ cóc, chợ tạm nên tôi chủ yếu sử dụng tiền mặt, nhưng với tình hình bệnh dịch hiện nay không thể đùa với sức khoẻ của bản thân và gia đình được, tôi đã thử dùng ví điện tử, hoá ra cũng không phức tạp như mình nghĩ", chị Linh chia sẻ.

Còn anh Trương Tấn Hoàng (Quận 9, TP HCM) cho hay vẫn hay chọn đồ online rồi dùng dịch vụ vận chuyển tận nhà qua Scan&Go của VinID, một phần vì công việc bận rộn, một phần cũng vì không muốn đến những nơi đông người. Ở thời điểm bệnh dịch hiện nay, anh lại càng thấy lựa chọn thói quen này là đúng.

Mùa dịch Covid-19: Tiền mặt 'thất sủng', thanh toán online lên ngôi - Ảnh 3.

Không chỉ dừng lại ở việc thanh toán trực tuyến, việc kết hợp giữa các dịch vụ từ online đến offline đang là xu hướng dẫn đầu thị trường

Hiện thị trường thánh toán điện tử tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển "nóng", với sự tham gia của nhiều "ông lớn" để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. VinID, ứng dụng có lượng khách hàng thân thiết lớn nhất Việt Nam hiện nay với hơn 9 triệu thành viên cũng đã tích hợp ví VinID Pay để khách hàng có thể dễ dàng thanh toán tại hơn 60.000 điểm trên toàn quốc. 

Tận dụng thế mạnh có lượng khách hàng đông đảo và chương trình tích điểm lên đến 10% từ app VinID, VinID Pay đang ghi nhận mức tăng trưởng người dùng ấn tượng lên tới 150% mỗi tháng. Ví điện tử đã giúp cho Scan&Go, tính năng giúp người dùng mua sắm thuận tiện như đang trực tiếp có mặt tại siêu thị thu hút được nhiều người sử dụng.

Trong khi đa số các ví điện tử khác dừng lại ở việc thanh toán thì việc kết hợp giữa chọn hàng, giao nhận (kể cả những đồ tươi sống và vật dụng hàng ngày) và thanh toán trực tuyến mọi dịch vụ cần thiết từ mua vé, thanh toán điện nước, mua thẻ điện thoại, dịch vụ…ngay trên một ứng dụng di động đã giúp VinID củng cố vị thế của mình trên thị trường. Đặc biệt trong mùa dịch bệnh đang bủa vây hiện nay, đây được xem như giải pháp hoàn hảo cho việc "đi chợ" tại nhà.

Bích Thu