Một nửa doanh nghiệp fintech ở Đông Nam Á cảm thấy qui định pháp lí không cản trở hoạt động của họ
Công nghệ tài chính (Fintech) châu Á đã tăng trưởng theo cấp số nhân trong vài năm qua. Đặc biệt, Đông Nam Á đang trở nên nổi bật so với các khu vực khác.
Số liệu của CB Insights cho thấy, trong quý 3 năm 2019, SEA đã lập kỷ lục thường niên với tổng vốn đầu 701 triệu USD từ 87 thương vụ.
Dòng vốn đầu tư tích cực khiến các quốc gia tăng cường nỗ lực phát triển hệ sinh thái fintech và môi trường pháp lý.
Cho vay ngang hàng (P2P) đã trở thành một trong những định hướng chính trong các sáng kiến thúc đẩy tài chính toàn diện.
Đồng thời, các chính phủ không chỉ đánh giá cao những lợi thế của tài chính thay thế và tác động tích cực của nó đối với tăng trưởng kinh tế, họ cũng đã xem xét các mối đe dọa tiềm ẩn. Một số xu hướng đang chứng minh tư duy đó.
Các sáng kiến về pháp lí trong fintech và hình thức cho vay mới đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Đặc biệt, nó rất phù hợp với các nền kinh tế mới nổi với cơ hội hạn chế và thiếu vốn đầu tư nước ngoài.
Chính phủ phải rất cẩn thận khi đặt ra các yêu cầu để tránh tình trạng kiểm soát quá mức khiến cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước không tham gia vào thị trường.
Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge cho thấy 51% doanh nghiệp ở Đông Nam Á đánh giá pháp luật điều tiết lĩnh vực fintech đã đầy đủ và không cản trở hoạt động của họ.
Mặc dù vậy, 24% doanh nghiệp nhận thấy các qui định quá nghiêm ngặt và chồng chéo, 14% doanh nghiệp nhận định lĩnh vực công nghệ tài chính vẫn thiếu những quy định đặc biệt.
Trong khi đó, giới chức ở Đông Nam Á đã chứng minh sự cởi mở của họ đối với cả công nghệ tài chính lẫn những hình thức cho vay mới. Một số nước, như Indonesia và Thái Lan, đã ban hành những tiêu chuẩn để kiểm soát và hỗ trợ các hình thức cho vay mới, bao gồm cho vay ngang hàng.
Việt Nam cũng thúc đẩy các nỗ lực điều tiết cho vay ngang hàng bằng việc chuẩn bị khung pháp lí trong năm nay.
Ngược lại, Singapore, Philippines và các nước còn lại ở Đông Nam Á vẫn chưa ban hành các yêu cầu đối với các hình thức cho vay mới.
Trong bối cảnh các hình thức cho vay mới đang trở nên phổ biến khắp khu vực, nhiều nhà phân tích nhận định các chính phủ cần cải thiện các thủ tục pháp lí để các qui định đối với mảng fintech trở nên kịp thời và thông thoáng hơn.
Giới doanh nghiệp nhận định các qui định pháp lí nên tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận dịch vụ tài chính một cách dễ dàng nhất, đồng thời giới chuyên gia, startup và chính quyền có thể phối hợp một cách hiệu quả với nhau.
Nếu các chính phủ có thể cải thiện qui trình pháp lí đối với fintech, quá trình "tài chính toàn diện" sẽ diễn ra nhanh hơn. Suy cho cùng, tài chính toàn diện là mục tiêu của mọi quốc gia ở Đông Nam Á.