|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Một công ty tài chính báo lãi tăng 57% so với cùng kỳ, 95% dư nợ là cho vay doanh nghiệp

08:16 | 20/07/2024
Chia sẻ
Nhờ thu nhập lãi thuần gấp 6,5 lần cùng kỳ và được hoàn nhập hơn 150 tỷ đồng chi phí dự phòng phi tín dụng, EVNFinance đã ghi nhận lợi nhuận quý II tăng 57%, đạt 146 tỷ đồng.

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance - Mã: EVF) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 146,4 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế là 117,9 tỷ đồng, tăng gần 58%. Xét lũy kết 6 tháng đầu năm, EVNFinance ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 310,7 tỷ đồng, tăng gần 56%. Lợi nhuận sau thuế tương ứng là 249 tỷ đồng, tăng gần 56%. 

Như vậy, sau 6 tháng, EVNFinance đã thực hiện được 53,1% kế hoạch lợi nhuận năm. Cả năm 2024, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận 585 tỷ đồng, tăng 43% so với kết quả thực hiện trong năm 2023. 

 

Trong quý II, thu nhập lãi thuần của EVFinance ghi nhận mức tăng trưởng gần 6,5 lần, mang về 385 tỷ đồng cao hơn đáng kể so với cùng kỳ do thu nhập lãi tăng và chi phí lãi giảm. Hoạt động dịch vụ mang lại 21,6 tỷ đồng, tăng gần 52%.

Ở chiều ngược lại, hoạt động chứng khoán đầu tư lỗ 36 tỷ đồng, so với khoản lãi 316 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Những mảng hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, chứng khoán kinh doanh, hoạt động khác và góp vốn, mua cổ phần đóng góp không nhiều vào cơ cấu lợi nhuận của EVNFinance.

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của giảm 9,3% xuống 389,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quý II/2024, EVNFinance lại được hoàn nhập 153,8 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro phi tín dụng, giúp chi phí hoạt động âm. Nhờ đó, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt 491,4 tỷ đồng, tăng 64%. 

95% dư nợ là cho vay doanh nghiệp

 

Đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của công ty đạt 50.595 tỷ đồng,tăng 2,8% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng ở mức 37.969 tỷ đồng, tăng 13,2%. 

Khác với đa số các công ty tài chính khác, khách hàng của EVNFinance chủ yếu là tổ chức kinh tế chứ không phải khách hàng cá nhân. Cụ thể, trong tổng dư nợ gần 38.000 tỷ đồng, công ty dành ra hơn 36.000 tỷ đồng (95%) để cho vay các tổ chức kinh tế, chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần khác. Quy mô cho vay cá nhân chỉ là hơn 1.900 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ. 

EVF là công ty tài chính chuyên cho vay doanh nghiệp. (Ảnh: EVF).

Xét theo ngành nghề, ba lĩnh vực mà EVNFinane cho vay nhiều nhất là bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ (8.300 tỷ đồng); sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (6.700 tỷ đồng) và xây dựng (6.300 tỷ đồng). 

Tính đến cuối quý II/2024, nguồn huy động của EVNFiance chủ yếu đến từ phát hành giấy tờ có giá và tiền gửi và vay của TCTD khác. Trong đó, số dư phát hành giấy tờ có giá là 19.290 tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm. 

Số dư nợ xấu của công ty là 271 tỷ đồng vào cuối quý II, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,71%, tương đương với nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất. Trong quý II, công ty đã tăng chi phí dự phòng thêm 66,6% lên 345 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 6, EVNFinance có 281 nhân viên, tiếp tục giảm so với đầu năm 2024 cũng như một năm trước. Chi phí bình quân cho nhân viên trong hai quý đầu năm (bao gồm chi lương, các khoản đóng góp, trợ cấp, chi khác ...) là 30,2 triệu đồng/người/tháng, tương đương với mức chi phí của nhiều ngân hàng. Do lực lượng lao động thu hẹp 28,1% nên chi phí bình quân cho nhân viên đã được cải thiện 8,3% so với cùng kỳ năm trước. 

Minh Quang

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.