|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Một công ty bất động sản vừa huy động gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu

20:44 | 15/03/2024
Chia sẻ
Với lô trái phiếu 2.888 tỷ đồng, Hưng Thịnh Phát trở thành công ty bất động sản huy động vốn trái phiếu lớn nhất theo công bố của HNX kể từ đầu năm.

Công ty cổ phần Phát triển Tổng hợp Hưng Thịnh Phát vừa công bố thông tin lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc hoàn tất phát hành lô trái phiếu có mã HTPCH2327001. 

Đây là lô trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước với khối lượng 28.880 trái phiếu. Với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, công ty đã huy động thành công 2.888 tỷ đồng từ nhà đầu tư. 

Ngày phát hành là 31/12/2023 và ngày hoàn tất là 6/3/2024. Với kỳ hạn 4 năm, lô trái phiếu trên sẽ đáo hạn vào ngày 31/12/2027.

Đợt phát hành này của Hưng Thịnh Phát có giá trị cao thứ hai được HNX công bố kể từ đầu năm 2024 đến nay, chỉ xếp sau đợt huy động 3.750 tỷ đồng của LPBank trước đó. 

Đây là lần đầu tiên Hưng Thịnh Phát gọi vốn thông qua chào bán trái phiếu. Công ty này được thành lập vào ngày 13/10/2021 với trụ sở chính tại 119 Trương Văn Bang, TP Thủ Đức, TP HCM; hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản.   

Công ty có vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng, với 2 thành viên góp vốn là Lâm Kỳ Diệu (70%) và Nguyễn Văn Ngọc (30%). Ông Diệu đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐTV kiêm tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Vào tháng 11/2022, ông Nguyễn Văn Ngọc đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng 30% vốn góp sở hữu tại Hưng Thịnh Phát cho bà Nguyễn Thị Lệ Thủy.  

Công ty thực hiện đợt tăng vốn điều lệ đột biên lên 940 tỷ đồng vào cuối năm ngoái. Trong đó, ông Lâm Kỳ Diệu bị giảm sở hữu xuống còn 2,23% và đồng thời xuất hiện cổ đông lớn mới là Nguyễn Thị Anh Thư với tỷ lệ sở hữu 46,81%.  

Đến tháng 1/2024, Hưng Thịnh Phát tiếp tục tăng vốn lên 1.200 tỷ đồng và không còn tiết lộ cơ cấu cổ đông. Ông Nguyễn Đình Ngọc đảm nhận vai trò tổng giám đốc.

 

 

 

Huy Lê

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.