|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Một cổ phiếu ngân hàng tăng gần 12% trong hai phiên thị trường đỏ lửa

17:12 | 11/01/2022
Chia sẻ
Trong hai phiên đầu tuần, cổ phiếu SGB của Saigonbank ghi nhận sự bùng nổ cả về giá lẫn thanh khoản.

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (11/1), sắc đỏ chiếm chủ đạo trên nhóm cổ phiếu ngân hàng với 19/27 mã giảm giá, 7 mã tăng giá và một mã đứng tham chiếu.

Trong đó, cổ phiếu SGB của Saigonbank tăng mạnh nhất (+5,2%) lên mức 20.200 đồng/cp. Có thời điểm trong phiên, giá cổ phiếu tăng vọt lên mức 21.000 đồng (+9,4%). Nếu tính cả phiên tăng 9,9% hôm qua, cổ phiếu này đã tăng gần 12% chỉ trong hai phiên đầu tuần này.

Cùng với sự bùng nổ về giá, thanh khoản của mã ngân hàng này cũng tăng mạnh với hơn 875.000 đơn vị được trao tay trong hôm nay và gần 1,3 triệu đơn vị trong phiên hôm qua.

Một cổ phiếu ngân hàng tăng gần 12% trong hai phiên đầu tuần - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu SGB thời gian gần đây. (Ảnh: TradingView).

Bên cạnh SGB, cổ phiếu NVB của Ngân hàng Quốc dân trong phiên hôm nay cũng tăng 3,4% lên 39.500 đồng/cp, qua đó, tiếp tục gần chạm mức đỉnh lịch sử mới. Tính từ đầu năm 2022 tới nay, cổ phiếu này đã tăng gần 24%, nằm trong nhóm những mã có hiệu suất cao nhất thị trường trong những ngày giao dịch đầu năm.

Ngoài ra, các mã cổ phiếu ngân hàng khác cũng tăng giá trong phiên gồm có STB (+2,7%), BAB (+2,3%), BID (+1,4%), EIB (+1,1%) và MSB (+0,9%).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu SSB của SeABank giảm mạnh nhất với mức 4,2% xuống còn 39.050 đồng/cp. Đây cũng là phiên giảm điểm thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu này. Tính chung trong 6 phiên, giá cổ phiếu SSB đã giảm tới gần 15%.

Lần lượt xếp sau đó cũng là ba mã ngân hàng khác trên thị trường UPCoM là NAB (- 2,5%), ABB và BVB (-2,3%).

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn như VCB, TCB, CTG, VPB ghi nhận mức giảm dưới 1%.

Một cổ phiếu ngân hàng tăng gần 12% trong hai phiên đầu tuần - Ảnh 2.

Những mã cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất phiên 11/1. (Ảnh: VNDirect).


Lê Huy

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.