|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Một cá nhân chi hơn 200 tỷ đồng để nắm 12,49% vốn của CC1

15:59 | 10/02/2021
Chia sẻ
Từ cuối tháng 11 tới nay, cơ cấu cổ đông của CC1 liên tục biến động khi loạt cổ đông lớn thi nhau thoái vốn ngay sau khi Bộ Xây dựng bán sạch 40,66% cổ phần tại đây.

Theo tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 3/2, ông Trần Tấn Phát là một nhà đầu tư cá nhân, đã mua vào 13,7 triệu cổ phiếu CC1 của Tổng Công ty Xây dựng số 1 – CTCP.

Trước giao dịch, ông Phát không sở hữu cổ phần tại CC1. Sau giao dịch, ông Phát đã nắm 12,49% vốn của CC1 và trở thành cổ đông lớn. 

Trong phiên 3/2 xuất hiện giao dịch thoả thuận 13,7 triệu cổ phiếu CC1, đúng bằng lượng ông Phát mua vào với tổng giá trị 205,5 tỷ đồng. Do đó, nhiều khả năng đây là giao dịch của ông Phát. 

Mức giá mua vào trung bình của ông Phát là 15.000 đồng/cp, cao hơn so với giá đóng cửa phiên 3/2 (14.500 đồng) nhưng vẫn thấp hơn mức giá cổ phiếu CC1 kết phiên 9/2 (16.800 đồng/cp).

Sau khi ông Phát mua vào thì ông Lê Hữu Việt Đức, Tổng Giám đốc cũng đăng ký mua 13,2 triệu cổ phiếu từ ngày 4/2 đến ngày 2/3. Trước giao dịch ông Đức sở hữu 7.900 cổ phiếu.

Ở diễn biến ngược lại, cùng ngày 3/2, Quỹ đầu tư Giá trị Bảo Việt (BVIF) đã bán sạch gần 10,39 cổ phiếu, tỷ lệ 9,47% vốn và không còn là cổ đông lớn. 

Một đơn vị liên quan tới BVIF là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cũng bán hết gần 1,47 triệu cổ phiếu CC1 trong ngày 3/2.

Sau khi BVIF và Bảo Việt thoái vốn tại CC1 thì loạt cổ đông lớn của CC1 cũng thi nhau thoái sạch vốn như CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc đăng ký bán hết 20,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 19,06%), CTCP cơ điện lạnh Nam Thịnh đăng ký bán toàn bộ 16,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 15,05%). Các giao dịch này đều dự kiến thực hiện từ 9/2 đến 5/3. 

Bên cạnh đó, CTCP Top American Việt Nam cũng đăng ký bán toàn bộ 12,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 11,03% vốn tại CC1. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 18/2 đến 5/3.

Trước đó, từ ngày 25/11 đến ngày 7/12/2020, Bộ Xây dựng đã hoàn tất thoái sạch hơn 44,58 triệu cổ phiếu CC1, tỷ lệ 40,66% vốn tại CC1.

Việc cơ cấu cổ đông của CC1 liên tục biến động sau khi Bộ Xây dựng thoái vốn là do đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp đã thông qua việc cổ đông chiến lược được tự do chuyển nhượng cổ phần sau 3 năm nắm giữ thay vì 5 năm so với cam kết trước đây tại cuộc họp bất thường ngày 21/1 vừa qua.

Về tình hình kinh doanh, năm 2020, CC1 đạt 6.839 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,8% so với năm 2019. Nhưng gía vốn tăng kéo lãi sau thuế của doanh nghiệp giảm gần 68% còn hơn 43 tỷ đồng. Lãi ròng cả năm giảm 19% còn 54 tỷ đồng.

Hoàng Kiều

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.