|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mong chờ gì từ hội nghị thượng đỉnh ASEAN?

11:21 | 14/11/2018
Chia sẻ
Hôm nay (14/11), cuộc họp của các nhà lãnh đạo từ khu vực Đông Nam Á bàn luận về các vấn đề then chốt mà Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt diễn ra với sự góp mặt của những tên tuổi lớn như Tổng thống Nga, Vladimir Putin.
mong cho gi tu hoi nghi thuong dinh asean 6 tiềm năng thúc đẩy hiệp định thương mại điện tử ASEAN
mong cho gi tu hoi nghi thuong dinh asean ASEAN và Hong Kong ký kết hiệp định thương mại tự do

Mặc dù dự kiến khai mạc chính thức vào ngày mai, nhưng hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 33 đã được triển khai từ ngày 11/11. Kể từ hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần trước, khu vực này và phần còn lại của thế giới đã trải qua nhiều thay đổi lớn. Nằm trong số những diễn biến chính ở Đông Nam Á trong 6 tháng vừa qua là cuộc khủng hoảng Rohingya ở Myanmar, sự bất ổn về hoạt động thương mại toàn cầu và căng thẳng ngày càng tăng ở Biển Đông.

mong cho gi tu hoi nghi thuong dinh asean
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Ảnh: thanhnien.vn)

Kêu gọi hợp tác

Một trong những vấn đề nóng hổi trong tuần này có lẽ là sự hợp tác về thương mại trong khu vực. Nhiều nhà lãnh đạo lo sợ rằng thương mại tự do có thể gặp nguy cơ khi cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ, ngày càng mang hơi hướng bảo hộ nhiều hơn mà điển hình nhất là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long, kêu gọi hợp tác kinh tế và mở cửa thị trường. “Thị trường của chúng ta càng gắn kết và cởi mở thì các quy tắc và môi trường kinh doanh của chúng tôi càng có lợi cho đầu tư nước ngoài, chiếc bánh càng lớn càng lớn và chúng ta càng có nhiều lợi ích”, ông cho hay. “ASEAN có tiềm năng tuyệt vời, nhưng nhận ra nó hay không còn phụ thuộc vào việc chúng ta có lựa chọn để trở nên gắn kết hơn hay không và kiên quyết hướng tới mục tiêu này trong một thế giới mà chủ nghĩa đa phương đang trỗi dậy dưới áp lực chính trị”.

Cho tới nay, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã đạt được nhiều kết quả lớn, đáp lại phần nào lời kêu gọi hợp tác của Thủ tướng Singapore. Chỉ mới hôm nay, các bên đã tiến tới một thỏa thuận trong cuộc họp của Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – do Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Singapore, Chan Chun Sing, chủ trì và có sự góp mặt của những người đồng cấp ở các quốc gia Đông Nam Á. Sau cuộc họp, các bộ trưởng ký một thỏa thuận về thương mại điện tử và nhờ đó có thể tạo điều kiện cho các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á

Bên cạnh nhận định về thương mại tự do và hợp tác kinh tế, Singapore được dự báo sẽ là “chĩa mũi nhọn” vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại hội nghị thượng đỉnh này. Thỏa thuận này bao gồm 16 quốc gia, trong đó có 10 thành viên của ASEAN và Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Chưa hết, RCEP chiếm tới 25% GDP toàn cầu, bao gồm 45% tổng dân số thế giới, 30% thu nhập toàn cầu và 30% hoạt động thương mại toàn cầu.

Một điều khác để mong chờ là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á diễn ra cùng lúc với Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Những quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ bao gồm tất cả thành viên của RCEP, cũng như Nga và Mỹ. Tuy nhiên, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN dự kiến có sự góp mặt của những nhà lãnh đạo từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Nga.

Một số nhà quan sát cảm thấy bất ngờ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định tham gia Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, vì ông ấy thường cử Thủ tướng hoặc một vị Bộ trưởng tới tham dự. Quyết định của ông Putin cũng thể hiện phần nào về tầm quan trọng về địa chính trị của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số nhà quan sát xem quyết định của ông Putin là một nỗ lực nhằm có được sự ủng hộ từ khu vực này. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại vắng mặt. Trước đó, ông Trump đã cử Phó Tổng thống Mỹ đi thay. Giới bình luận cho rằng quyết định bỏ qua hội nghị thượng đỉnh lần này của ông Trump là không quá bất ngờ khi xét tới quan điểm của ông về hợp tác kinh tế.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long, cũng chủ trì Tiệc trưa Làm việc (Working Lunch) dành cho các nhà lãnh đạo ASEAN và các khách mời của ông Lý Hiển Long, và những người khác có tham gia vào hội nghị thượng đỉnh, bao gồm các bộ trưởng và đại diện ASEAN. Tại buổi lễ bế mạc, ông Lý Hiển Long sẽ chính thức trao lại chức Chủ tịch ASEAN cho Thủ tướng Thái Lan, Prayut Chan-o-cha.

Xem thêm

Minh Tuấn

Thủ tướng giao nhiệm vụ vận động Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam cho ngành ngoại giao
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường