|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mexico: Ngành tôm đối mặt với khó khăn trước đe dọa tăng thuế của Mỹ

14:24 | 10/06/2019
Chia sẻ
Tôm Mexico sẽ trở nên đắt đỏ hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tuyên bố mới nhất trên trang tweet sẽ đánh thuế 5% lên toàn bộ hàng hóa NK từ Mexico vào ngày 10/6 và tăng lên mức cao nhất 25% trong các tháng tiếp theo.
Mexico: Ngành tôm đối mặt với khó khăn trước đe dọa tăng thuế của Mỹ - Ảnh 1.

Khi những lời đe dọa suông không đủ sức trấn áp được nạn nhập cư trái phép từ Mexico, Tổng thống Mỹ Donal Trump quyết mạnh tay hơn khi tuyên bố vào ngày 10/6 sẽ áp thuế 5% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mexico. Nếu Mexico không có hành động ngăn chặn kịp thời nạn nhập cư, mức thuế sẽ tếp tục tăng lên 10% vào tháng 7; 15% vào tháng 8, 20% vào tháng 9 và 25% vào tháng 10.

Bill Hoenig, Phó Giám đốc điều hành Delta Blue Aquaculture, một công ty NK tôm có trụ sở tại Tucson, Arizona tin rằng ngành công nghiệp tôm của Mexico vẫn có thể đứng vững trong thời gian đầu của cuộc tấn công thương mại từ phía Mỹ, nhưng nếu mức thuế tiếp tục tăng cao thì sẽ phải đối mặt nhiều rắc rối lớn. Mức thuế 5% chưa đủ sức làm tổn hại ngành tôm Mexico, nhưng một khi tăng lên 10% và 15% thì chắc chắn Mexico phải đưa ra những quyết định khó khăn mới bảo đảm cho ngành tôm vượt qua được khó khăn.

Mỹ đã NK 371,9 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ từ Mexico trong năm 2018, đứng thứ 2 sau Trung Quốc (557,9 tỷ USD). Trong khi đó, Canada chỉ đạt kim ngạch 353,6 tỷ USD từ hoạt động NK hàng hóa của Mỹ. Nằm trong nhóm nguy cơ chịu tổn thương nghiêm trọng do thuế là các sản phẩm gồm xe ô tô, điện máy, thiết bị y tế và nông nghiệp.

Chiếm 43% trong tổng số lượng hàng nhập khẩu này là thủy sản, tương đương 93.868 tấn, trị giá 627,7 triệu USD. Đây là lượng thủy sản Mỹ đã nhập khẩu từ Mexico trong năm ngoái, giảm 1% khối lượng và 3% giá trị so năm 2017, theo số liệu của Cơ quan Quản lý Khí tượng và Đại dương quốc gia Mỹ (NOOA). Trong số 93.868 tấn thủy sản nói trên, có 24.884 tấn tôm, trị giá 282,6 triệu USD. Tới nay, tôm là sản phẩm thủy sản được Mỹ NK nhiều nhất từ Mexico, tiếp theo là cá ngừ. Mỹ đã nhập khẩu 8.434 tấn cá từ Mexico, chủ yếu là cá ngừ Albacore và cá ngừ vây xanh, trị giá 51,2 triệu USD trong năm 2018.

Trong tháng 3, Mexico đã xuất khẩu 2.104 tấn tôm sang Mỹ, thu về 23,9 triệu USD, tăng 22% so cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ 6 trong số các nguồn cung tôm hàng đầu tại Mỹ, sau Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Thái Lan và Việt Nam.

Mexico nổi tiếng với nguồn cung tôm cỡ lớn, không đầu và còn vỏ. Loại tôm này thường khan hiếm vì ít nhà cung cấp do lợi nhuận sản xuất thấp hơn tôm lột vỏ.

Theo Urner Barry, cỡ tôm phổ biến nhất của Mexico là 21 – 25/pao giá dao động 4,8 - 4,9 USD/pound trong nhiều tháng. Do đó, bị áp thuế 5% đồng nghĩa giá tôm sẽ tăng 24 - 25 cent/pound. Hiện, tôm Mexico hưởng thuế 0% vào thị trường Mỹ nhờ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy nhiên, ở mức thuế 5%, ngành tôm Mexico vẫn đủ sức chống đỡ mọi chi phí gia tăng, nhưng khi thuế tăng cao hơn đúng như những gì ông Trump đe dọa thì chắc chắn XK tôm Mexico sang Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Còn Trong khi Mỹ sẽ mất đi một nguồn cung tốt tôm cỡ lớn, không đầu, còn vỏ.

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, ngành tôm Mexico cũng sẽ phải đối mặt một tương lai ảm đạm tại thị trường Mỹ, giống như ngành tôm Trung Quốc. Tôm Trung Quốc cũng phải chịu mức thuế trả đũa gia tăng từ 10% vào tháng 9 năm ngoái lên 25% vào 9/5 năm nay. 678 tấn tôm Trung Quốc được nhập khẩu trong tháng 3/2019, trị giá 3,5 triệu USD, giảm 65% khối lượng và 76% giá trị so cùng kỳ 2018. Và đây là số liệu NK trước khi mức thuế mới 15% được áp dụng.

Tuy nhiên, nếu Mexico có áp thuế trả đũa thì ngành thủy sản Mỹ cũng khốn đốn không kém. Mỹ đã xuất khẩu 19.774 tấn thủy sản sang Mexico vào năm ngoái, trị giá 71,2 triệu USD; trong đó cá hồi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với 2.801 tấn và trị giá 10,3 triệu USD.

Viện Nghiên cứu thủy sản quốc gia Mỹ (NFI) cho rằng, sau cùng thì người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu chi phí thuế còn các doanh nghiệp thủy sản Mỹ sẽ khó hoạch định kế hoạch tương lai hơn bởi mất đi nguồn cung tôm truyền thống. Thủy sản Mexico đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa quan trọng cho người tiêu dùng Mỹ cả về số lượng và giá trị. Theo ông John Connelly, Chủ tịch NFI, đòn thuế của Mỹ chỉ khiến các kênh bán lẻ, chuỗi nhà hàng Mỹ mất đi một sự lựa chọn thủy hải sản chứ chưa chắc đã giải quyết được tình trạng nhập cư trái phép. Hơn thế nữa, chi phí của những khoản thuế này cuối cùng vẫn do người tiêu dùng Mỹ gánh chịu vì họ không thể dừng mua thực phẩm cho gia đình. Câu hỏi đặt ra, đến khi nào Mỹ sẽ dừng đòn thuế lên Mexico. Tuy nhiên, không một ai dám chắc bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đến giờ vẫn đang dai dẳng và những quyết định của ông Trump thì càng không thể nói trước được. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Kim Thu

Khai thông rào cản đầu tư, Việt Nam sẽ bứt phá trong thu hút làn sóng FDI mới
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.