Mất tiền trong tài khoản ngân hàng, vì đâu?
Mất tiền trong tài khoản ngân hàng, vì đâu? (Ảnh minh hoạ) |
Thời gian gần đây, câu chuyện khách hàng tai Phú Thọ bị mất gần 800 triệu đồng trong tài khoản sổ tiết kiệm tại một ngân hàng quốc doanh đã khiến dư luận xôn xao và lo lắng.
Gần 800 triệu trong tài khoản Vietinbank không cánh mà bay: Thông tin mới nhất | |
Gần 800 triệu trong sổ tiết kiệm VietinBank không cánh mà bay: Công an vào cuộc |
Nhiều bước giao dịch không theo chuẩn quy trình, quy định của ngân hàng đã tạo điều kiện cho gian lận xảy ra. Có thể nhận thấy rủi ro trong quá trình giao dịch đến từ nhiều phía: khách hàng, nhân viên ngân hàng, thậm chí là quy trình hoạt động của ngân hàng.
Khách hàng chủ quan hay nhân viên ngân hàng quá khôn khéo?
Không phải tất cả lỗi đều thuộc về “người” sai phạm, chính sự chủ quan của người mất tiền cũng góp phần thúc đẩy cho sai phạm xảy ra. Đơn cử như việc không muốn ra ngân hàng giao dịch, muốn phục vụ tận nhà, ký khống giấy tờ,… đều là những hành vi chứa đựng rủi ro trong giao dịch, nhất là giao dịch ngân hàng.
Việc tin tưởng và làm theo hướng dẫn của nhân viên, cán bộ ngân hàng khi chưa nhận thức hết rủi ro từ hành vi của mình, đã làm cho nhiều khách hàng "bỗng dưng” mất tiền trong tài khoản, sổ tiết kiệm. Không ít các vụ mất tiền đã xảy ra với nguyên nhân đơn giản là khách hàng đã ký trên một tờ giấy trắng, mà sau này trở thành giấy rút tiền; hay không đến trực tiếp ngân hàng để xác nhận chữ ký mẫu.
Tuy nhiên, đơn phương sự chủ quan của khách hàng vẫn chưa thể "góp gió thành bão", đây chỉ mới là điều kiện cần cho giao dịch mờ ám khác được diễn ra.
Nhân viên ngân hàng bị cám dỗ bởi "quá nhiều tiền"
Điển hình một số vụ án ngân hàng thời gian qua cho thấy nhân viên ngân hàng lợi dùng niềm tin khách hàng và sơ hở trong quy trình nghiệp vụ nhằm chuộc lợi cho bản thân. Không chỉ là cán bộ cấp trưởng phòng, giám đốc trở lên mà cả nhân viên như giao dịch viên, thủ quỹ hay nhân viên tín dụng cũng có thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Làm việc hàng ngày phải tiếp xúc khối lượng tiền khổng lồ, khi lòng tham bị cám dỗ, không ít nhân viên, cán bộ ngân hàng đã rơi vào vòng sa ngã.
Mất tiền do cán bộ ngân hàng cố tình sai phạm trên thực tế xảy ra không ít, từ số tiền vài chục triệu cho đến hàng trăm tỷ đồng. Một số vụ việc được tòa án xét xử nhưng hầu hết ngân hàng không muốn công bố những vụ này ra bên ngoài.
Bởi có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, niềm tin khách hàng. Trong khi đó, hoạt động ngân hàng là cung cấp dịch vụ tài chính liên quan đến tiền bạc và tài sản nên yếu tố uy tín luôn được đặt lên hàng đầu.
Sơ hở của ngân hàng đến từ đâu?
Sai phạm liên quan đến tiền bạc diễn ra tại các ngân hàng vốn dĩ hình thành từ những cái gọi là "sự linh hoạt". Nguyên tắc giao dịch tại ngân hàng theo đúng quy chuẩn là tương đối bảo mật và an toàn. Tuy nhiên quá trình hoạt động tiếp xúc với hàng triệu khách hàng muôn màu muôn vẻ, sẽ khó tránh khỏi phát sinh các nguyên tắc ngầm và dịch vụ "bổ sung".
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc các ngân hàng tranh giành khách hàng của nhau lẽ thường tình. Áp lực chỉ tiêu hiện hữu khắp nơi, từ giao dịch viên, nhân viên tín dụng đến trưởng phòng, giám đốc phòng giao dịch, chi nhánh... làm nảy sinh dịch vụ bên ngoài.
Thủ tục có thể rút gọn đến mức chỉ cần hình ảnh chứng minh thư là mở được một tài khoản chỉ một cuộc điện thoại là có thể chuyển tiền,... Hay một số nhân viên tín dụng hỗ trợ khách hàng làm hồ sơ, giao dịch viên giúp khách hàng VIP chuyển tiền trước khi ký giấy tờ, nhân viên ngân hàng làm sổ tiết kiệm trước khi thu tiền, kiểm soát viên hay giám đốc đồng ý giải ngân khi chưa có đủ hồ sơ,…
Những hành vi này có thể mang về lợi ích trước mắt, nhưng về lâu dài sẽ phát sinh rủi ro mà người gánh chịu trước hết là nhân viên ngân hàng, khách hàng, rồi sau đó tác động tiêu cực đến hình ảnh ngân hàng.
Tựu chung lại, để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch với ngân hàng, bản thân khách hàng phải có ý thức bảo mật thông tin cá nhân, tỉnh táo khi thực hiện giao dịch liên quan đến tiền, tài sản của mình. Đồng thời, không nên tạo cơ hội cho rủi ro xảy ra khi tự đề xuất hay chấp nhận giao dịch ngoại lệ. Về phía nhân viên ngân hàng, công việc luôn tiềm ẩn rủi ro, do vậy nên cần phải biết "sợ", hạn chế các giao dịch không theo quy định.
Đối với ngân hàng, siết chặt các quy định giao dịch là điều cần thiết. Với khiếu nại của khách hàng cần giải quyết thỏa đáng để tránh hệ lụy về sau, bởi nghề ngân hàng chính là nghề kinh doanh chữ tín.
Bắt cựu trưởng phòng giao dịch ngân hàng chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng Dân đã ký giả chữ ký của khách hàng gửi tiền, qua đó chiếm đoạt số tiền gần 2 tỷ đồng để ăn tiêu cá ... |
Nhân viên ngân hàng 'lao đao' vì nợ xấu Không chỉ những người lãnh đạo hay ban điều hành của ngân hàng, nhân viên ngân hàng là người "gặp gỡ" đầu tiên và cũng ... |
Làm ngân hàng phải biết 'sợ' Nghề ngân hàng thường được biết đến là một nghề "sang chảnh", vừa ăn mặc đẹp vừa thu nhập cao nhưng thực ra lại chứa ... |