|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Masan Group chốt tỷ lệ cổ tức tiền mặt 12%, dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5:1

09:57 | 03/12/2021
Chia sẻ
Việc tăng cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng là một phần trong kế hoạch của Ban lãnh đạo Masan nhằm gia tăng giá trị cho cổ đông, đồng thời hướng đến hoàn thành mục tiêu trung hạn của bảng cân đối kế toán.
Masan Group chốt tỷ lệ cổ tức tiền mặt 12%, dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5:1 - Ảnh 1.

Bên trong một cửa hàng của Masan. (Ảnh: MSN).

Ngày 3/12, CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) thông báo tăng cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2021 thêm 20%, thành 1.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức tăng thêm 200 đồng/ cổ phiếu.

Ngày 16/7 các cổ đông đã nhận cổ tức 950 đồng/cp và dự kiến cuối tháng 12/2021 các cổ đông sẽ nhận phần cổ tức còn lại là 250 đồng/cp. Cùng với việc tăng cổ tức tiền mặt, Hội đồng quản trị Masan cũng đã thông qua việc xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 5:1 cho các cổ đông hiện hữu tính tại ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ phiếu thưởng.

Thông cáo từ Masan cho biết việc tăng cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng là một phần trong kế hoạch của Ban lãnh đạo Masan nhằm gia tăng giá trị cho cổ đông, đồng thời hướng đến hoàn thành mục tiêu trung hạn của bảng cân đối kế toán. 

“Năm 2021, bảng cân đối kế toán của Masan đã được củng cố đáng kể. Việc phát hành cổ phiếu thưởng cũng được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho cổ đông qua việc cải thiện tính thanh khoản, cùng với thành công của nền tảng tiêu dùng sẽ tiếp tục được hiện thực hóa và gia tăng giá trị đáng kể cho cổ đông”, Masan nhận định.

Năm 2022, Masan đã vạch ra kế hoạch sơ bộ mở rộng quy mô chuỗi WinMart+ thêm 700 -1.000 điểm bán, nâng tổng số siêu thị mini lên 3.300 – 3.600 điểm trước cuối năm 2022. Masan cũng có kế hoạch chuyển đổi ít nhất 50% điểm bán WinMart+ thành các cửa hàng theo mô hình mini-mall. 

Mô hình này hiện tích hợp phục vụ nhu yếu phẩm (WinMart+), trà và café (kiosk Phúc Long), dược phẩm, dịch vụ tài chính (Techcombank) và viễn thông (Reddi). Masan kỳ vọng mô hình này sẽ thúc đẩy gia tăng giá trị bởi các lý do như: Tích hợp đa dạng sản phẩm và dịch vụ giúp gia tăng lưu lượng khách hàng, qua đó cải thiện lợi nhuận chuỗi WCM.

Mô hình chia sẻ doanh thu các kiosk với cửa hàng giúp gia tăng lợi ích kinh tế và rút ngắn thời gian đạt điểm hòa vốn của các cửa hàng mới; Tăng cường vị thế và sự hấp dẫn của các cửa hàng ở khu vực phía Nam và khu vực nông thôn; 

Đồng thời xây dựng nền tảng kỹ thuật số với mạng di động Reddi là cốt lõi để chuyển đổi hệ sinh thái của Masan trở thành nền tảng tiêu dùng công nghệ, thu hút khách hàng mới và cung cấp dịch vụ số nhằm tạo ra tăng trưởng bền vững trong dài hạn. 

Vào cuối tháng 12/2021, Masan và Masan Horizon dự kiến sẽ nhận cổ tức tiền mặt 1.406 tỷ đồng từ công ty thành viên Masan MEATLife. Đây là một phần trong sáng kiến ngân quỹ nhằm phân bổ thặng dư từ công ty thành viên lên cấp tập đoàn. 

Mức cổ tức 250 đồng/cổ phiếu sẽ tương ứng với 295 tỷ đồng tiền mặt và đợt phát hành cổ phiếu thưởng sẽ làm tăng khối lượng cổ phiếu lưu hành của Masan thêm 236 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành của Masan sẽ là 1,4 tỷ cổ phiếu.

Thiên Trường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.