|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

M&A dược phẩm toàn cầu đang đón chờ những dòng vốn hàng chục tỷ USD

15:30 | 08/05/2018
Chia sẻ
Thị trường dược phẩm toàn cầu đang có sự khởi sắc mạnh mẽ nhất trong hơn một thập kỷ qua, được đánh dấu bởi các thương vụ M&A đình đám...
ma duoc pham toan cau dang don cho nhung dong von hang chuc ty usd Dược Việt Nam báo lãi ròng quý I giảm 32% còn hơn 30 tỷ đồng
ma duoc pham toan cau dang don cho nhung dong von hang chuc ty usd Thị trường dược phẩm: Cuộc đua khốc liệt
ma duoc pham toan cau dang don cho nhung dong von hang chuc ty usd Năm 2018, Mekophar ước lãi sau thuế 110 tỷ đồng, phát hành 3,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Nước ngoài cũng "khát" dược Việt Nam

Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, ngành dược trải rộng từ công nghệ sinh học đến khoa học đời sống và đủ mạnh để khẳng định được sự cần thiết của nó. Do sự gia tăng mạnh mẽ của ngành công nghệ sinh học mang lại nguồn thu lớn, tăng trưởng kinh tế và hoạt động kinh doanh nên gần đây, ngành này đạt mức kỷ lục cao nhất mọi thời đại. Hiện Việt Nam là 1 trong 21 nước được IMS Health xếp vào nhóm có ngành dược tăng trưởng cao nhất.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực đầu tư cho lĩnh vực này như dự án Cty CP Dược Phẩm OPV (Singapore) tăng vốn đầu tư kinh doanh thêm hơn 47 triệu USD. Công ty muốn tập trung đầu tư vào các loại dược phẩm như kem thuốc dạng mỡ, viên dùng để uống hoặc bôi da, thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm…

Trước đó phải kể đến tập đoàn dược phẩm lớn thứ hai của Ba Lan là Adamed Group mạnh tay chi 50 triệu USD để thâu tóm 70% cổ phần của Đạt Vi Phú (Davipharm).

Đây là thương vụ đầu tư lớn nhất của các nhà đầu tư Ba Lan vào thị trường Việt Nam nhằm đón đầu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU dự kiến có hiệu lực vào năm 2019. Sau thương vụ này, giá trị vốn hóa của Davipharm được định giá ở mức 71,4 triệu USD (khoảng 1.614 tỉ đồng). Trước khi thâu tóm Davipharm, nhiều sản phẩm của Adamed Group như Bisptol, Metazydyna, Pamlonor, Zolafren, Copedina… đã có mặt tại Việt Nam.

ma duoc pham toan cau dang don cho nhung dong von hang chuc ty usd

Bên cạnh đó, việc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp như Ladophar, Dược Hậu Giang, Traphaco, Domesco… cũng tạo nhiều cơ hội lớn cho nước ngoài tiếp cận thị trường Việt nam.

Trước yêu cầu tăng trưởng, CTCP Hóa – Dược phẩm Mekophar (Mã: MKP) đã thành lập nhà máy sản xuất thuốc Nonbeta Lactam tiêu chuẩn PIC/S xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, Nhật Bản... Công ty Nipro Pharma Corporation của Nhật hiện sở hữu trên 18% vốn cổ phần của Mekophar.

Nipro kinh doanh về vật tư y tế, dược phẩm và bao bì dược. Công ty có 8 nhà máy ở Nhật và 1 nhà máy 150.000 m2 tại Hải Phòng - Việt Nam, nhưng chỉ có 3 nhà máy ở Nhật Bản sản xuất dược phẩm, còn lại là dụng cụ y tế, bao bì dược và nghiên cứu. Nipro cũng đang lên kế hoạch xây xưởng mới ở nhà máy tại Hải Phòng và hợp tác sản xuất thuốc cùng Mekophar. Chủ tịch Mekophar cho biết, lợi nhuận của công ty sẽ tăng trưởng mạnh từ năm 2020 khi nhà máy PIC/S chính thức đưa lượng lớn sản phẩm vào thị trường Nhật Bản.

Quý I vừa qua, Mekophar ghi nhận 294,6 tỷ đồng doanh thu thuần; lợi nhuận sau thuế giảm 24% so với cùng kỳ, đạt 18,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, CTCP Dược Hậu Giang (Mã: DHG) cũng báo doanh thu đạt 908 tỷ đồng; lãi ròng 171,5 tỷ đồng giảm nhẹ so với quý 1/2017; EPS đạt 1.169 đồng. Mới đây Cục Quản lý Dược của Malaysia làm việc với DHG về việc cấp phép PIC/S - Malaysia đối với dây chuyền sủi bọt và có thể hoạt động trong năm 2018.

Sau khi được cấp phép, DHG sẽ xuất khẩu 2 sản phẩm Hapacol gói và viên vào Malaysia và là sản phẩm thuốc gói duy nhất có mặt ở thị trường này. Cuối tháng 3, Vinamilk cũng đã bắt tay với Dược Hậu Giang trong việc nghiên cứu và phát triển (R&D), phân phối các dòng sản phẩm, thực phẩm chức năng.

Không những thế, ngay cả Tập đoàn Vingroup chuyên về bất động sản cũng tuyên bố tham gia lĩnh vực dược phẩm với thương hiệu Vinfa. Bên cạnh việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm, Vinfa sẽ phát triển các bài thuốc Đông y cổ truyền Việt Nam. Cụ thể, Công ty Cổ phần Vinfa hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và đầu tư xây dựng dự án "Trung tâm nghiên cứu sản xuất thuốc Vinfa" tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, quy mô 10 ha với các phân khu nghiên cứu, sản xuất, hậu cần và các công trình phụ trợ.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2018, lãnh đạo Tập đoàn Masan cũng chia sẽ về việc nhắm đến nghiên cứu ngành dược phẩm.

ma duoc pham toan cau dang don cho nhung dong von hang chuc ty usd
Diễn biến một số cổ phiếu ngành dược trong 3 tháng qua. (Nguồn: VNDirect)

Dược phẩm toàn cầu "nóng" nhất trong một thập kỷ qua

Kể từ đầu năm đến nay, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành dược phẩm toàn cầu thực sự sôi động. Yếu tố chi phối các thương vụ phải kể đến những loại thuốc mang lại hiệu quả kinh doanh cao, sự dày công nghiên cứu và phát triển của nhiều công ty dược lớn nhằm tìm kiếm các sản phẩm hàng đầu cho thế hệ kế cận. Bên cạnh đó, việc cải cách thuế ở Mỹ cũng thôi thúc nhiều công ty tại quốc gia này rót hàng tỷ USD chi tiêu cho M&A.

Ngay khi bước vào năm mới, Tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới tại Pháp - Sanofi đã mua lại Công ty Bioverativ của Mỹ với giá 11,6 tỷ USD. Không lâu sau, Sanofi tiết lộ thêm họ sẽ mua công ty công nghệ sinh học của Bỉ Ablynx với giá 3,9 tỷ EUR (4,85 tỷ USD). Trong khi đó, Celagene sẽ mua lại Juno Therapeutics với giá 9 tỷ USD.

ma duoc pham toan cau dang don cho nhung dong von hang chuc ty usd
Giá trị các thương vụ M&A đã vượt 200 tỷ USD trong năm 2017. (Nguồn: Ernst & Young Global Limited)

Celagene đã tạo ra một cú sốc lớn khi thông báo sẽ mua Impact Biomedicines - một công ty tư nhân, trị giá lên tới 7 tỷ USD. Tin tức này là động lực khiến cổ phiếu Celgene tăng giá sau đó, làm giảm bớt mối quan ngại của các nhà đầu tư về việc đa dạng hóa các loại thuốc của công ty và khả năng tăng trưởng doanh thu trong tương lai.

Loại thuốc mà Celgene có được trong thỏa thuận này là Fedratinib để điều trị bệnh xơ hóa tủy xương (Myelofibrosis) và đa hồng cầu nguyên phát (Polycythemia vera). Theo Deutsche Bank ước tính, Fedratinib có thể mang về doanh thu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.

Những con số được thông báo từ các giao dịch này đem lại khởi đầu mạnh mẽ nhất của ngành dược phẩm trong hơn một thập kỷ qua.

Một yếu tố quan trọng là các loại thuốc bom tấn sẽ ngừng cấp bằng sáng chế. Theo Thessalus Capital, các loại thuốc như vậy đại diện cho doanh thu hàng năm ước tính 17 tỷ USD.

Thuốc generic và brand name (thuốc phát minh)

Sau khi hết thời hạn bảo hộ phát minh, các công ty dược khác được phép sản xuất những thuốc tương tự biệt dược gốc được gọi tên là thuốc generic.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa thuốc brand name và thuốc generic là giá tiền. Thuốc generic luôn luôn có giá rẻ hơn thuốc brand name nhiều lần. Nguyên nhân là các công ty dược phẩm phải thu lại những chi phí to lớn cho việc nghiên cứu và thử nghiệm thuốc của họ để đưa ra thuốc brand name.

Việc mất bằng sáng chế nghĩa là sẽ có sự cạnh tranh gay gắt hơn từ thuốc generic. Đáng nói, khi nhiều loại thuốc thông thường được chấp thuận, giá các loại thuốc đã được cấp bằng sáng chế trước đó của dược phẩm lớn sẽ giảm.

Những người thua cuộc sẽ bao gồm các công ty lớn như Pfizer, Johnson & Johnson và GlaxoSmithKline. Vậy nên, tất cả đều có chiến lược M&A để giảm thiểu bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào đối với doanh thu của họ. Trong khi các nhà sản xuất dược phẩm nhỏ hơn cố gắng phát triển các loại thuốc có triển vọng.

Dù có dấu hiệu cho thấy thị trường M&A tăng nóng, nhưng các động lực cơ bản và nhu cầu thương mại cho dược phẩm khá lớn nên 2018 vẫn có thể là năm bội thu cho lĩnh vực này.

Nhật Huyền