Lý do một nửa trong số 20 tỷ phú giàu nhất nước Nga vẫn chưa bị trừng phạt?
Một nửa trong số 20 tỷ phú giàu nhất nước Nga đã không bị trừng phạt sau xung đột Nga - Ukraine, khiến một nhóm các tỷ phú siêu giàu, quyền lực được tự do hoạt động trên khắp thế giới mà không bị hạn chế bởi pháp luật, theo Bloomberg.
Tổng cộng, các nhà tài phiệt Nga sở hữu khối tài sản ròng có tổng giá trị lên tới 200 tỷ USD trước khi cuộc chiến bắt đầu, nhưng đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, danh sách những người bị phạt và không bị phạt đã làm rõ các mô hình chắp vá xuyên biên giới, giúp các tỷ phú Nga có thể tự do làm giàu.
Nỗ lực cô lập Nga khỏi thị trường tài chính quốc tế và gây sức ép với Tổng thống Vladimir Putin đã khiến Anh đưa ra lệnh trừng phạt với 10 tỷ phú giàu, trong khi EU đưa ra hình phạt với 9 người. Hiện tại, Mỹ mới đưa ra hình phạt cho 4 tỷ phú.
Chỉ có duy nhất ba người có mặt trong danh sách các lệnh trừng phạt của cả Anh, EU và Mỹ. Trong khi đó, có 4 người chắc chắn không bị phạt ở bất kỳ đâu, bao gồm tỷ phú giàu nhất Nga, Vladimir Potanin, một ông trùm ngành kim loại sở hữu khối tài sản ròng trị giá 30 tỷ USD tính đến ngày 18/2, thời điểm chưa có các lệnh trừng phạt. Tỷ phú Nga bị trừng phạt nặng nhất là Alexey Mordashov, cổ đông kiểm soát của Severstal PJSC, nhà sản xuất thép lớn thứ 4 của Nga, người đã bị EU đóng băng tài sản vào ngày 28/2 và hai tuần sau đó tiếp tục bị Anh trừng phạt.
Tỷ phú ngành năng lượng Leonid Mikhelson, ông trùm thép Vladimir Lisin và Vagit Alekperov, chủ tịch tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Lukoil PJSC, nằm trong số những tỷ phú Nga khác không bị trừng phạt. Tất cả đều sở hữu cổ phần đáng kể của các công ty giao dịch công khai hoạt động trong môi trường kinh doanh được chính trị hóa cao của Nga.
Việc theo dõi ai bị xử phạt ở những nơi vẫn còn khó khăn vì Washington, Brussels và London đưa ra các hình phạt trong một loạt các thông báo không được liên kết. Australia, Canada và Nhật Bản thì áp đặt các hạn chế của riêng họ.
Các chuyên nói rằng quyết định không phạt một số người đàn ông giàu nhất Nga ít nhất một phần có liên quan đến tỷ lệ nắm giữ của họ trong các công ty năng lượng, kim loại và phân bón rộng lớn.
John Smith, thành viên Bộ Tài chính Mỹ cho biết: “Có nhiều lý do để truy lùng một số nhà tài phiệt và cũng có những lý do để không làm điều này. Có thể là do họ được cho không có nhiều quan hệ với Điện Kremlin hoặc quá khó để đưa ra lệnh trừng phạt với họ”.
Mỹ đã rút kinh nghiệm từ năm 2018, khi trừng phạt tỷ phú Oleg Deripaska, người kiểm soát United Co. Rusal International PJSC, công ty nhôm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc. Điều đó khiến giá nhôm toàn cầu tăng vọt, chỉ ổn định sau khi Deripaska đồng ý từ bỏ quyền kiểm soát Rusal vào năm 2019.
Các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng đến các tỷ phú Nga như thế nào?
Một số tỷ phú Nga bị nhắm mục tiêu vì có mối liên hệ rõ ràng với các công ty nhà nước, bất kể giá trị tài sản ròng của họ, chẳng hạn như Igor Shuvalov, cựu phó thủ tướng thứ nhất, hiện là chủ tịch ngân hàng nhà nước VEB, trong khi Sergey Ivanov là Giám đốc điều hành của ngân hàng do nhà nước kiểm soát. công ty kim cương Alrosa PJSC và thành viên hội đồng quản trị tại Gazprombank.
Các biện pháp trừng phạt chưa từng có đang diễn ra trên hầu hết châu lục, với việc những tỷ phú Nga liên tục bị tịch thu bất động sản, du thuyền, máy bay tư nhân,…
Tỷ phú Roman Abramovich, cổ đông lớn nhất của nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Nga Evraz Plc, đã phải rao bán câu lạc bộ bóng đá Chelsea sau khi bị Anh và EU trừng phạt.
Alisher Usmanov, người sở hữu 49% USM, công ty kiểm soát nhà sản xuất thép và quặng sắt Metalloinvest, đã bị Mỹ, Anh và EU trừng phạt. Một người phát ngôn cho biết ông đã chuyển hầu hết tài sản của mình thành các quỹ tín thác không thể thu hồi mà ông không còn là người thụ hưởng nữa. Động thái đó khiến việc phong tỏa tài sản của ông rơi vào phức tạp.
Những lo ngại về khả năng sụp đổ của thị trường thép nhanh chóng trở nên rõ ràng, mặc dù Usmanov được cho là chỉ sở hữu dưới 50%, ngưỡng mà các lệnh trừng phạt áp dụng đối với các công ty của ông. Sau khi Mỹ trừng phạt Usmanov vào ngày 3/3, phong tỏa tài sản cá nhân ông, Kho bạc Mỹ đã “quay xe” và cấp giấy phép cho phép bất kỳ công ty nào do tỷ phú này sở hữu, kể cả trực tiếp hay gián tiếp, được phép tiếp tục hoạt động.
Liệu các biện pháp trừng phạt đối với người Nga có hiệu quả?
Một tháng sau cuộc xung đột, Nga là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới. Việc đóng băng dự trữ của ngân hàng trung ương và đẩy một số ngân hàng ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế đã phá hỏng giá trị đồng rúp và khiến quốc gia này đứng trước bờ vực vỡ nợ.
Tuy nhiên, phân tích của Bloomberg về hàng nghìn hồ sơ trừng phạt cho thấy có sự khác biệt nổi bật giữa các hình phạt do Mỹ, Vương quốc Anh và EU áp đặt.
Nhìn chung, Mỹ đã đóng băng tài sản của 852 người, EU là 775 ngườ và Vương quốc Anh là 982 người. Tuy nhiên, nhiều lệnh trừng phạt không trùng lặp. Mặc dù gần 550 người đã bị cả Anh và EU trừng phạt, nhưng dường như không có nhiều điểm chung với Mỹ.
Ngay cả các chuyên gia cũng đang gặp khó khăn trong việc gỡ rối. Họ nói rằng sự khác biệt có thể làm giảm hiệu quả của các lệnh trừng phạt.
George Voloshin, một chuyên gia về trừng phạt, người theo dõi Nga với tư cách là Giám đốc Cơ quan Tình báo Aperio có trụ sở tại Paris cho biết: “Tôi chắc chắn không thấy một khuôn mẫu nào ở bất kỳ đâu. Tôi vẫn không nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách có cùng quan điểm về chiến lược, mặc dù họ tuyên bố có một số sự phối hợp”.
Tại sao một số tỷ phú không bị trừng phạt?
Nhiều tỷ phú Nga đang hoạt động trong các lĩnh vực hàng hóa quan trọng trên toàn cầu và sở hữu cổ phần đáng kể trong các công ty lớn cung cấp cho các quốc gia phương Tây.
Ông Smith nói: “Mục tiêu chính của các biện pháp trừng phạt là làm tổn thương mục tiêu bị trừng phạt nhiều hơn việc tự làm tổn thương chính mình. Khi bạn nói về khí đốt, châu Âu vẫn cần Nga. Mỹ và các đồng minh sẽ xem xét rất cẩn thận để xem những sản phẩm nào từ Nga có thể vẫn thiết yếu đối với họ. Ngoài ra, công ty của các nước khác vẫn tìm cách tránh những tác động đó”.
Tỷ phú Potanin, người đã tích lũy khối tài sản khổng lồ từ những năm 1990, là một trong những nhà tài phiệt ban đầu của Nga vẫn chưa bị trừng phạt. Ông là một trong số những nhà tài phiệt đã chơi khúc côn cầu với ông Putin và giúp Điện Kremlin tổ chức Thế vận hội Sochi vào năm 2014.
Sau cuộc xung đột, ông đã mất các vị trí mà các tổ chức văn hóa Mỹ mong muốn, đồng thời khiến nhiều người ngạc nhiên khi chỉ trích kế hoạch chiếm đoạt tài sản của các công ty nước ngoài đã rút khỏi Nga.
Ông Potanin sở hữu 36% cổ phần của MMC Norilsk Nickel PJSC, khiến ông trở thành cổ đông lớn nhất trong công ty chiếm khoảng 10% niken tinh chế và 40% sản lượng palladium toàn cầu, những nguyên liệu rất quan trọng để sản xuất chất bán dẫn, vốn đã rơi vào tình trạng thiếu hụt trong suốt năm qua.