|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lý do bạn không nên tham khảo ý kiến tài chính từ người thân

10:55 | 24/11/2021
Chia sẻ
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, khi muốn tìm kiếm lời khuyên và giúp đỡ về mặt tài chính thì hỏi người thân, những người không có nền tảng về tài chính, hoàn toàn không phải một lựa chọn tốt.

Mọi người đều cần giúp đỡ về tiền bạc nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta cần vay tiền hay nhận những phần thưởng miễn phí. Nhiều người không biết phải tiết kiệm ra sao hay đầu tư thế nào, đặc biệt là không tự tin khi phải đối mặt với các vấn đề tiền bạc. 

Họ sẽ thường hỏi ý kiến người thân, bạn bè dù đó không phải những người không có nền tảng kiến thức và tài chính.

Thực tế, các cố vấn tài chính chuyên nghiệp là những người phù hợp nhất để thực hiện vai trò này. Họ độc lập và bị ràng buộc bởi đạo đức bảo mật. Họ có thể đánh giá tình hình tài chính của khách hàng và lắng nghe, đưa ra giải pháp hợp lý. 

Những lời khuyên của người thân hay bạn bè thì ngược lại, thường cảm tính và chủ quan, những ý kiến về quản lý tài chính cá nhân, đầu tư có thể không chính xác hoặc thậm chí gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Lý do bạn không nên tham khảo ý kiến tài chính từ người thân, bạn bè

1. Chia sẻ thông tin tài chính, tiền bạc với người thân khiến bạn áp lực hơn

Thực tế, nhiều người cảm thấy không thoải mái khi thảo luận về tiền bạc, mức lương với đồng nghiệp hoặc vợ chồng vì lo lắng có những kỳ vọng. Tuy nhiên, họ cũng thường không biết mình có đang làm tốt hay không, phải cố gắng bao nhiêu nữa để đạt được tự do tài chính hoặc đáp ứng được các kỳ vọng?

Tham khảo ý kiến tài chính từ người thân là sai lầm? - Ảnh 1.

Học quản lý tài chính từ chuyên gia tốt hơn là tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè. (Nguồn: The Economic Times)

Trạng thái thực sự hài lòng về tiền bạc rất hiếm khi xảy ra. Chúng ta đều cần ai đó nói cho mình biết rằng đã làm tốt hay chưa, cần thay đổi gì trong quản lý tài chính để thu nhập tốt hơn, tiết kiệm được nhiều hơn. 

Theo các chuyên gia, băn khoăn về tiền bạc xảy ra nhiều nhất với phụ nữ vì họ luôn phải băn khoăn tới gia đình hoặc khả năng độc lập tài chính với chồng. Lúc này, chắc chắn tâm sự và tìm kiếm lời khuyên từ người thân không phải giải pháp tốt.

2. Mọi hành trình tài chính đều có cạm bẫy

Nợ nần là một trong những mối lo lớn nhất với tài chính cá nhân mà bất kỳ ai cũng phải đối diện. Một doanh nghiệp cũng có thể kinh doanh thất bại, một cá nhân có thể mất việc trong khi còn rất nhiều khoản nợ hay đơn giản là một ai đó đang trở thành con nợ tín dụng với mức lãi suất rất cao. 

Khó khăn có thể ập đến cuộc sống tài chính của chúng ta một cách bất ngờ và chúng ta dễ loay hoay không biết làm gì để vượt qua và phục hồi. 

Đề nghị được giúp đỡ là một cách bắt buộc khi bạn phải đối diện với cạm bẫy tài chính. Tuy nhiên, với các thành viên trong gia đình thì rõ ràng mỗi người có một thái độ khác nhau về tiền bạc. 

Có những cặp vợ chồng không hề tán thành thói quen chi tiêu của người kia hoặc cha mẹ không thích cách con cái họ chi tiêu, hay đánh giá lối sống của người khác theo tiêu chuẩn của mình. Những ý kiến đều không khách quan và có thể khiến khó khăn tài chính ngày càng nghiêm trọng.

3. Mọi người thường thiếu tự tin khi đưa ra quyết định đầu tư

Sự đa dạng của các lựa chọn đầu tư có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải thông tin và mọi người không biết đâu là lựa chọn phù hợp. Không phải ai cũng có kiến thức hay kỹ năng để ngồi xuống và lập chiến lược phân bổ tài sản và quản lý tài chính hợp lý, an toàn. 

Thay vào đó, nhiều quyết định đầu tư được đưa ra theo ý thích đơn giản vì có bạn bè và các thành viên gia đình cũng làm như vậy. Mọi người chọn các công ty nhận tiền gửi chưa được xác minh thông tin, mua cổ phiếu dựa trên tiền boa, đam mê giao dịch tương lai dựa trên các câu chuyện có vẻ thú vị, đầu tư vào bất động sản với bạn bè và mua vàng và cổ phiếu mà không cân nhắc thời điểm.

Chúng ta không biết chính xác mọi việc diễn ra như thế nào, nên cũng sẽ không biết phải làm gì khi mọi việc diễn ra không như ý muốn. Vấn đề ở đây là chúng ta thường không có năng lực để thẩm định đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định tài chính.

Vì những lý do như vậy mà chúng ta đều cần một người có thể giúp thoát ra khỏi mớ hỗn độn và học hỏi từ những sai lầm trong quản lý tài chính. Lúc này, ý kiến của các chuyên gia, cố vấn chuyên nghiệp sẽ hợp lý, chính xác hơn ý kiến chủ quan từ người thân hay bạn bè.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Phương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.