|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lượng tài khoản chứng khoán mở mới hạ nhiệt trong tháng đầu năm, Việt Nam đã có hơn 4,5 triệu tài khoản

09:39 | 11/02/2022
Chia sẻ
Trong tháng 1, số lượng tài khoản mở mới đạt 194.835 tài khoản, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 194.305 tài khoản, giảm mạnh so với con số kỷ lục của tháng 12/2021.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 1/2022, nhà đầu tư trong nước mở mới 194.515 tài khoản chứng khoán, giảm 32.085 tài khoản so với con số kỷ lục trong tháng 12/2021. Dù vậy, lượng tài khoản mở mới tháng đầu năm vẫn cao hơn so với mức trung bình năm 2021 (127.864 tài khoản).

Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 194.305 tài khoản trong tháng. Trong khi đó, số lượng tài khoản mở mới của các tổ chức trong nước và nhà đầu tư nước ngoài lại ghi nhận mức tăng, lần lượt đạt 13.187 tài khoản và 320 tài khoản. 

Tính đến thời điểm cuối tháng 1, tổng số tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán đạt hơn 4,5 triệu tài khoản, tương đương khoảng 4,6% dân số. 

Số lượng tài khoản mở mới của NĐT cá nhân giảm mạnh trong tháng đầu năm - Ảnh 1.

(Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp).

Sau hai tháng cao điểm cuối năm 2021, số tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước đã hạ nhiệt. Đây cũng là dự báo mà nhiều công ty chứng khoán đã đưa ra trước đó khi dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân sẽ không còn cuồn cuộn chảy vào vào thị trường. 

So với mức nền cao của 2021, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng dòng tiền sẽ đổ vào vào kênh đầu khác khác khi lãi suất huy động dự báo tăng 0,5%. Lý do thứ hai là một phần dòng tiền bị rút ra quay trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh khi nền kinh tế dần đi vào trạng thái bình thường mới.

Cuối cùng, đà tăng dốc của thị trường trong giai đoạn 2020 - 2021 nhiều khả năng sẽ không lặp lại, thay bằng xu hướng tăng thoải với các nhịp tăng/giảm đan xen khiến sức hấp dẫn của thị trường giảm bớt đối với dòng tiền nóng.

Trong khi đó, KBSV cho rằng khó có khả năng khối ngoại sẽ mua ròng trở lại trong năm 2022 khi các yếu tố bán ròng vẫn duy trì, đặc biệt trong bối cảnh các nước phát triển đang dần thắt chặt chính sách tiền tệ dưới áp lực lạm phát.

Bảo Ngọc

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.