|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Lượng nhập khẩu cá ngừ của Đức tăng mạnh

16:51 | 08/10/2020
Chia sẻ
Theo số liệu thống kê của Eurostat, tổng khối lượng cá ngừ nhập khẩu của Đức trong nửa đầu năm 2020 lên tới hơn 58 nghìn tấn, tăng 47% so với cùng kì năm 2019, tương đương khoảng hơn 18,5 nghìn tấn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), nửa đầu năm 2020, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của Đức (đặc biệt là cá ngừ đóng hộp) tăng. Khối lượng nhập khẩu cá ngừ của nước này đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. 

Điều này chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khiến nhiều gia đình ở Đức tích trữ cá ngừ để đảm bảo nguồn protein có thể cất trữ trong thời gian dài và lành mạnh.

Theo số liệu thống kê của Eurostat, tổng khối lượng cá ngừ nhập khẩu của Đức trong nửa đầu năm 2020 lên tới hơn 58 nghìn tấn, tăng 47% so với cùng năm 2019, tương đương khoảng hơn 18,5 nghìn tấn. 

Nhập khẩu các mặt hàng cá ngừ của Đức chủ yếu vẫn là các mặt hàng cá ngừ chế biến đóng hộp, chiếm gần 98% tổng khối lượng nhập khẩu. 

So với cùng năm 2019, nhập khẩu các mặt hàng cá ngừ của Đức đều tăng. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020 nhập khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp của Đức tăng 48%, còn nhập khẩu cá ngừ tươi, sống và đông lạnh tăng 19%.

Trong khi khối lượng nhập khẩu cá ngừ vào Đức tăng mạnh, giá trung bình nhập khẩu cá ngừ vào Đức vẫn ít nhiều ổn định, riêng mặt hàng cá ngừ chế biến và đóng hộp giá có xu hướng giảm so với cùng

Nửa đầu năm nay, nhập khẩu cá ngừ của Đức từ các nước đều tăng so với cùng .

Philippines, với lợi thế được hưởng ưu đãi thuế quan từ GSP, đang dẫn đầu về nguồn cung cá ngừ ngoài khối EU cho thị trường Đức, đặc biệt là tại phân khúc cá ngừ đóng hộp. 

Đất nước Châu Á này hiện đang cung cấp 24% tổng khối lượng cá ngừ nhập khẩu vào Đức. So với cùng năm 2019, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Philippines trong nửa đầu năm nay cũng tăng, trong đó xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng 46%. 

Các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Philippines chủ yếu được nhập khẩu thông qua các nhà nhập khẩu, cho các nhà chế biến thực phẩm và cung cấp dịch vụ ăn uống, các nhà bán lẻ. 

Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mảng dịch vụ ăn uống tại Đức bị ảnh hưởng nặng nề, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sụt giảm. 

Nhưng nhờ sự tăng trưởng nhu cầu từ các lĩnh vực khác như bán lẻ vẫn ở mức cao nên đã bù đắp cho lượng sụt giảm tại phân khúc này.

Các nhà chế biến Ecuador cũng đang cố gắng tăng lượng xuất khẩu sang thị trường này lên 12% so với cùng năm 2019. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch, doanh thu của họ vẫn thấp hơn so với năm ngoái.

Đáng chú ý, xuất khẩu của Papua New Guinea và Việt Nam đang có sự phục hồi tại thị trường Đức sau sự sụt giảm hồi năm ngoái. Các nhà chế biến cá ngừ của Papua New Guinea năm nay đang rất thành công tại thị trường Đức với sự tăng trưởng 84% so với cùng năm 2019.

Trong khi đó, các nhà chế biến cá ngừ của Việt Nam cũng đã bước đầu gặt hái với sự tăng trưởng 12% so với cùng

Các nhà xuất khẩu của Việt Nam đang đưa ra mức giá hết sức cạnh tranh. Tuy nhiên do tác động của thẻ vàng và bất lợi về thuế quan, thị phần của Việt Nam tại Đức vẫn chưa được cải thiện nhiều trong giai đoạn này.

H.Mĩ

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.