|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Luật sư nêu 7 nghịch lý nếu không khấu trừ 4.500 tỷ ra khỏi con số thiệt hại 6.126 tỷ đồng tại VNCB

18:21 | 22/01/2018
Chia sẻ
Trong phiên tòa xét xử chiều 22/1 vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2, tại phần tranh luận của luật sư Trần Minh Hải bào chữa cho Phạm Công Danh, vị luật sư này đã nêu 7 nghịch lý phát sinh nếu không khấu trừ 4.500 tỷ đồng ra khỏi 6.100 tỷ đồng thiệt hại.
luat su neu 7 nghich ly neu khong khau tru 4500 ty ra khoi con so thiet hai 6126 ty dong tai vncb Xét xử Phạm Công Danh chiều 22/1: Luật sư đề nghị xem xét việc mua lại 0 đồng của NHNN và bồi thường 6.100 tỷ đồng cho VNCB
luat su neu 7 nghich ly neu khong khau tru 4500 ty ra khoi con so thiet hai 6126 ty dong tai vncb Luật sư Phan Trung Hoài: 'Tách vụ án Phạm Công Danh ra 2 giai đoạn là bất lợi cho các bị cáo'

Theo luật sư, có rất nhiều hành vi dẫn đến hậu quả chưa chính xác. Các giao dịch gửi tiền giữa VNCB với TPBank, Sacombank, BIDV không sai phạm pháp luật như trong cáo trạng truy tố.

Tại Sacombank, giao dịch là tiền gửi thanh toán, tại TPbank là hợp đồng tiền gửi không kỳ hạn, tại BIDV là kì hạn hợp đồng 7 ngày.

Trang 91 của cáo trạng có nội dung như sau: “Phạm Công Danh là người chỉ đạo việc cấp bảo lãnh cho các công ty của Danh vay tiền nhưng không có tài sản bảo đảm là vi phạm các quy định của Nghị định 163 ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Thông tư số 28 ngày 3/10/2012”.

Luật TCTD không cấm cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm. Luật sư đề nghị loại bỏ phần cáo trạng trang 91 của cáo trạng.

"Nếu HĐXX cho rằng đây là hành vi vi phạm quy định pháp luật thì ngay lập tức hàng nghìn giao dịch trong hệ thống ngân hàng về việc thế chấp tiền gửi để vay tiền là sai pháp luật, gây nên nghịch lý trong hệ thống ngân hàng", luật sư nêu quan điểm.

Trong phần thẩm vấn đại diện VNCB thì đại diện VKS đã đề xuất 6.000 tỷ đồng huy động từ dân cư thì phải trả cho dân cư, nhưng VNCB lại gửi tại ngân hàng nên số lãi suất thấp.

Về vấn đề này luật sư đề nghị HĐXX xem xét không đồng ý trước ý kiến của VKS. Bởi tại thời điểm xảy ra vụ án VNCB phải thực hiện theo Thông tư 13. Vậy thì VNCB có bảo đảm được những quy định đó không ?, luật sư đặt câu hỏi.

Nếu không khấu trừ 4.500 tỷ đồng ra khỏi con số thiệt hại 6.126 tỷ đồng, vụ án này nảy sinh nhiều nghịch lý về pháp lý.

Trong 4.500 tỷ đồng, có 4.000 tỷ đồng là tiền vay từ BIDV, 300 tỷ đồng liên quan đến cá nhân ông Phạm Công Danh, 200 tỷ đồng từ vay TPBank qua Công ty Trung Dung chuyển về. Vậy khoản tiền 4.500 tỷ đồng thuộc về giai đoạn trước khi ngân hàng VNCB mua lại 0 đồng nên không thể bóc tách? Hay là số tiền này là bất hợp pháp? Hay là khoản tiền này đã do Phạm Công Danh sử dụng hết?...

luat su neu 7 nghich ly neu khong khau tru 4500 ty ra khoi con so thiet hai 6126 ty dong tai vncb
Luật sư Trần Minh Hải.

Theo luật sư, nếu không khấu trừ số tiền 4.500 tỷ đồng trong số tiền thiệt hại 6.126 tỷ đồng thì sẽ có 7 nghịch lý sau:

Thứ nhất, thị trường tiền tệ sẽ xuất hiện nghịch lý dòng tiền hòa chung sau đó hòa tan, sau đó ngân hàng này không theo dõi nữa. Theo luật sư, số tiền sau khi huy động thì dòng tiền nào cũng hòa chung, nhưng việc hòa chung như thế thì quản lý như thế nào? Việc hòa chung 4.500 tỷ đồng là bình thường nhưng không bóc tách ra được sẽ là chuyện bất bình thường.

Thứ hai, nếu không khấu trừ số tiền 4.500 tỷ đồng thì chúng ta đang thừa nhận việc ngân hàng tiếp nhận, sử dụng khai thác nguồn tiền bất hợp pháp.

Trong quá trình xét hỏi, cho thấy 4.500 tỷ đồng không trả lại là do số tiền bất hợp pháp, nhưng thực chất khoản tiền này là dùng để tăng vốn điều lệ, nếu không thì phải trả lại cho các cá nhân, tổ chức đã gửi vào. Luật sư khẳng định số tiền này chưa bao giờ nằm trong túi Phạm Công Danh mà luôn nằm tại VNCB mà CBBank đang sử dụng số tiền này cho mục đích của ngân hàng.

Thứ ba, cứ ai động tiền của ngân hàng thì coi như sử dụng vào mục đích cá nhân. Luật sư cho biết, đại diện VNCB đã trả lời dùng 4.500 tỷ đồng vào các mục đích ngân hàng như trả nợ, chi lãi ngoài, chăm sóc khách hàng… Đây hoàn toàn là những hoạt động của VNCB, các bị cáo không sử dụng thì tại sao lại nói là sử dụng mục đích cá nhân, luật sư nêu nghịch lý.

Thứ tư, bên nào đi vay nợ hết tiền có quyền dừng lại không phải trả nợ. Do đó không thể cho rằng cứ sử dụng hết 4.500 tỷ đồng thì không trả nợ.

Theo luật sư, vốn chủ sở hữu là tài sản của các cổ đông; và tổng nợ phải trả là nguồn vay mượn của các tổ chức cá nhân khác. Vậy số tiền 4.500 tỷ đồng phải nằm 1 trong 2 dòng tiền trên. Nhưng qua xác định, số tiền 4.500 tỷ đồng không nằm trong nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy thì số tiền này chỉ nằm trong nguồn tổng nợ phải trả.

Thứ năm, không hoàn trả 4.500 tỷ đồng thì sẽ phát sinh ra nghích lý cứ thay đổi pháp nhân thì không phải trả nợ. Đại diện CBBank cho rằng, thay đổi pháp nhân thì không liên quan đến khoản tiền 4.500 tỷ đồng là sai lầm, đề nghị HĐXX bác bỏ.

Thứ sáu, Nhà nước có nguy cơ tổn thất hàng nghìn tỷ đồng trong tương lai. Đến nay 4.500 tỷ chưa được giải quyết triệt để. Số tiền này là do 22 cá nhân tổ chức chuyển vào tài khoản ngân hàng, vậy cần xác minh đây là nguồn tiền bất hợp pháp hay hợp pháp.

Về số tiền 4.500 tỷ đồng không được sử dụng trong việc tăng vốn 7.500 tỷ đồng thì phải trả lại cho những cá nhân góp vốn. Nếu không giải quyết triệt để thì theo pháp luật số tiền này vẫn là của 22 cá nhân, nên Ngân hàng có trách nhiệm trả lại cho 22 cá nhân không chỉ tiền góc mà cả phải tiền lãi.

Thứ bảy, tính chất thật sự trong vụ án này không được làm rõ. Theo luật sư, thiệt hại của vụ án chỉ cần lấy số tiền 6.126 trừ đi 4.500 tỷ đồng là ra, nhưng chúng ta không giải quyết mà cứ chờ. Như đại diện CBBank nói chờ quyết định của NHNN, vậy thì chờ cho đến khi nào?

Luật sư Hải mong HĐXX xem xét, sự công bằng cho ông Danh, ông đã dùng tài sản Tập đoàn Thiên Thanh, gia đình để giúp VNCB.

Ánh Dương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.