|
 Thuật ngữ VietnamBiz
TIN TỨC
Công ty dược của Louis Holding có lãi trở lại sau 2 năm khủng hoảng

Công ty dược của Louis Holding có lãi trở lại sau 2 năm khủng hoảng

Công ty cho biết ghi nhận kết quả tích cực giúp có lãi lớn cả năm 2024, đồng thời dự kiến mở ra thị trường Halal tiềm năng thời gian tới.
Doanh nghiệp -09:40 | 14/01/2025
Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân được giảm 18 tháng tù

Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân được giảm 18 tháng tù

8 tháng sau khi bị tòa sơ thẩm tuyên 5 năm 6 tháng tù vì thao túng thị trường chứng khoán, ông Đỗ Thành Nhân được cấp phúc thẩm giảm còn 4 năm tù.
Chứng khoán -15:08 | 10/01/2024
Louis Holdings nói gì về lý do M&A các công ty 'chỉ có vỏ bọc', nguồn tiền và mối liên hệ với nhà sáng lập KSA – BII?

Louis Holdings nói gì về lý do M&A các công ty 'chỉ có vỏ bọc', nguồn tiền và mối liên hệ với nhà sáng lập KSA – BII?

Tại buổi họp báo, ông Đỗ Thành Nhân xuất hiện vài phút để phát biểu về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Mai Long sau đó rời đi. Phần trả lời báo chí về các câu hỏi xoay quanh nghi vấn thao túng giá cổ phiếu và các hoạt động khác của công ty được phó thác cho ông Nguyễn Mai Long và ông Ngô Thục Vũ, những người vừa tham gia vào "hệ sinh thái Louis" cách đây không lâu.
Doanh nghiệp -18:09 | 11/10/2021
UBCK đang làm việc với Louis Holdings

UBCK đang làm việc với Louis Holdings

Sau khi giá các cổ phiếu trong hệ sinh thái Louis Holdings lao dốc kèm nghi vấn thao túng giá cổ phiếu trong thời gian vừa qua, Louis Holding đã có thông tin chính thức về các vấn đề này.
Chứng khoán -11:02 | 11/10/2021
Tập Đoàn Louis Holding Và Những Thông Tin Liên Quan

Tập Đoàn Louis Holding Và Những Thông Tin Liên Quan

Như VietnamBiz đã phản ánh trước đó, các thương vụ M&A của Louis Holdings trong khoảng 6 tháng vừa qua trở thành đề tài thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi đã tạo ra những đợt tăng giá vô tiền khoáng hậu trên thị trường. 

Sức nóng của nhóm này đã làm dấy lên lo ngại căn bệnh thao túng giá cổ phiếu thấm sâu vào thị trường chứng khoán, làm méo mó thị trường vốn đã được định hướng phát triển thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Phía Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cuối cùng cũng đã lên tiếng về việc sẽ "giám sát, theo dõi chặt chẽ" bất kỳ cổ phiếu nào có dấu hiệu bất thường.

Với Louis Holdings, điểm chung của các doanh nghiệp gia nhập hệ sinh thái của Louis Holdings đều là các doanh nghiệp có quy mô vốn hoá nhỏ, không có gì ấn tượng, kinh doanh bết bát, có công ty bị đưa vào diện kiểm soát, thậm chí "chỉ còn cái vỏ bọc" - theo như cách ông Nguyễn Mai Long, Tổng Giám đốc Louis Holdings vừa mới được bổ nhiệm mô tả.

Nói về các công ty này, Tân Tổng Giám đốc Louis Holdings cho rằng, "khi chúng tôi tham gia thị trường đều dựa trên các báo cáo nhận định khá chi tiết và bài bản của nhóm lãnh đạo hệ sinh thái. Chúng tôi nhận định đó là cơ hội và tin tương rằng có thể tạo ra các cơ hội phát triển mới".

Ngoài ra, ông Long cũng cho rằng không phải doanh nghiệp nào bên "hệ sinh thái Louis" đều giống vậy. Ví dụ như Angimex (Mã: AGM) kinh doanh rất tốt; Hoặc như Công ty Cổ phần DAP – Vinachem (Mã: DDV) cũng là một công ty có năng lực sản xuất. 

Với các công ty như Nhựa Vĩnh Khánh (VKC) làm cáp và ống nhựa, Sametel (Mã: SMT) làm cáp viễn thông và năng lượng mặt trời. Đây là tiền đề để Louis Holdings phát triển hệ sinh thái đa ngành trong lĩnh vực công nghiệp, lương thực, tài chính, đầu tư và bất động sản.

Với trường hợp Louis Capital (Mã: TGG), theo Tổng Giám đốc Ngô Thục Vũ, đây vốn là công ty xây dựng nhưng không có nguồn thu, thuộc dạng bị kiểm soát. Do đó, công ty thực hiện tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, định hướng lại ngành nghề hoạt động kinh doanh chính là mua bán nợ, đầu tư tài chính và đầu tư và các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao.

Nguồn tiền đầu tư đến từ đâu?

Vấn đề đặc biệt khiến nhà đầu tư ngờ vực đối với Louis Holdings đó là những câu hỏi xoay quanh nguồn tiền của nhóm Louis đến từ đâu. Làm sao Louis Holdings có nguồn tiền đi M&A khi hầu hết các pháp nhân kinh doanh trước đó của ông Đỗ Thành Nhân đều ghi nhận kết quả kinh doanh bết bát, thậm chí thua lỗ? Ai đứng sau hỗ trợ nguồn tài chính và làm sao công ty có đủ tiền để thực hiện nhiều dự án nghìn tỷ như công bố sau một loạt các thương vụ M&A?

Trước nhiều câu hỏi trên, ông Nguyễn Mai Long cho biết, nguồn vốn kinh doanh của Louis Holdings một phần đến từ các hoạt động kinh doanh khác từ các thành viên trong hệ sinh thái, trong đó có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh gạo.

Trong tháng 10, Louis Holdings sẽ tổ chức Đại hội cổ đông, thông qua kế hoạch phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, tiến đến trở thành công ty đại chúng ngay trong năm nay.

Cập nhật về sở hữu tại Louis Holdings, ông Nguyễn Mai Long cho biết hiện ông Nguyễn Ngọc Long - cổ đông lớn nguyên là TGĐ công ty sở hữu khoảng 27% (trước đây sở hữu 85%); ông Đỗ Thành Nhân sở hữu khoảng 20%, còn lại là các cổ đông khác.

"Chúng tôi không chỉ căn cứ nguồn lực nội tại mà định hướng sẽ kết nối với các quỹ đầu tư, nhà đầu tư chiến lược, các tổ chức tài chính nhằm chia sẻ cơ hội và tập trung nguồn lực để có thể cùng thực hiện các dự án và cơ hội kinh doanh mới", ông Long nói thêm về kế hoạch huy động vốn.

Dù vậy, khi được hỏi đến danh tính các đối tác chiến lược của Louis Holdings hiện nay, ông Long từ chối trả lời. "Chúng tôi sẽ công bố khi các thương vụ hoàn tất", ông Long nói.

Bài 3: Louis Holding nói gì về lý do M&A các công ty 'chỉ có vỏ bọc', nguồn tiền từ đâu và mối liên hệ với nhà sáng lập KSA – BII? - Ảnh 2.

Đồ hoạ: Hoàng Kiều.

Ngoài ra, một điểm khá đặc biệt trong cách vận hành hệ thống của Louis Holdings là nhiều công ty trong hệ sinh thái này chỉ có tỷ lệ sở hữu chỉ vài phần trăm trên sổ sách dưới tỷ lệ công ty liên kết và thậm chí dưới tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn (không phải công bố thông tin) nhưng Louis Holdings vẫn kiểm soát được doanh nghiệp đó và đưa người vào HĐQT. Điều này đặt ra câu hỏi những cổ đông ẩn danh này là ai, giao dịch của họ như thế nào và tính cam kết của họ với công ty.

Theo ông Long, đây là đề tài rất khó. Hiện nay có rất nhiều công ty khác nhau, một số công ty có ủy quyền của các cổ đông khác. Các ủy quyền này có thể cá nhân, hoặc có giai đoạn.

"Chẳng hạn hôm nay họ thấy Louis Holdings đang làm tốt thì chúng tôi ủy quyền, nhưng ngày mai thấy chúng tôi làm không đạt theo mong muốn của họ thì sẽ huỷ ủy quyền đi. Do vậy, khi nhà đầu tư thấy các công ty công bố Louis Holdings kiểm soát công ty nào đó thì đó là sự góp sức của các nhà đầu tư ủy quyền", ông Long nói.

"Trong giai đoạn tới, Louis Holdings sẽ phấn đấu mua lại các khoản đầu tư này để minh bạch khoản đầu tư này với tỷ lệ chi phối", đại diện Louis Holdings cho hay.

Bài 3: Louis Holding nói gì về lý do M&A các công ty 'chỉ có vỏ bọc', nguồn tiền từ đâu và mối liên hệ với nhà sáng lập KSA – BII? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Mai Long, Tổng Giám đốc Louis Holdings vừa mới được bổ nhiệm.

Mối quan hệ với nhà sáng lập KSA và BII

Theo thông tin chúng tôi đã đề cập ở bài trước, Louis Holdings ngoài sở hữu BII (Louis Land, trước đây là Bảo Thư) còn có liên hệ mật thiết với người nhà sáng lập BII và KSA tại công ty này nhiều năm trước 

Trả lời chúng tôi về mối liên hệ này, ông ông Ngô Thục Vũ, Tổng Giám đốc Louis Capital cho biết, ông Nguyễn Văn Dũng (Cổ đông sáng lập và cựu Chủ tịch Bảo Thư (nay là Louis Land) và KSA - người viết) trước đây có rất nhiều tài sản nhưng không đủ năng lực để phát triển dự án, chưa khai thác được dự án ra thành phẩm để bán hành và tạo nguồn thu cho công ty.

"BII có lúc không có tiền để trả các khoản nợ đến hạn. Trong quá đình đó, anh Dũng có nhờ anh Nhân, xuất phát từ tình bạn, anh Nhân đã giúp anh Dũng trong việc thu xếp vốn. Lần lần, anh Dũng có mời anh Nhân về để hợp tác cùng với nhau. 

Trước đây anh Nhân chỉ có kinh doanh gạo nên dòng tiền rất tốt. Tranh thủ các dòng tiền nhàn rỗi khi các khoản vay chưa đến hạn, anh Nhân hỗ trợ anh Dũng để khôi phục lại dòng tiền cho BII. Sau đó anh Dũng rút khỏi HĐQT và chuyển lại cho anh Nhân. Đó cũng là cơ duyên mà anh Nhân tham gia vào thị trường chứng khoán", ông Ngô Thục Vũ nói về mối liên hệ này.

Về vai trò của ông Nguyễn Văn Dũng tại Louis Holdings, đại diện công ty này cho biết không còn liên hệ gì với công ty. Các cổ phiếu của ông Dũng và người nhà thuộc nhóm cổ đông thiểu số nên không thuộc nhóm công bố thông tin.

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.