Lợi thế của 'Tây' khi kinh doanh ở TP Hồ Chí Minh
Mải tìm khách mới, thờ ơ khách cũ là sai lầm lớn của người khởi nghiệp |
Stephen Turban từng học Đại học Harvard (Mỹ) và đang làm việc cho tập đoàn McKinsey & Company. Hiện tại anh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh. Trong quãng thời gian ở TP Hồ Chí Minh, Turban gặp nhiều doanh nhân phương Tây để tìm hiểu lý do khiến họ thành công khi kinh doanh ở Việt Nam.
"Trong bối cảnh châu Á trải qua thời kỳ tăng trưởng nhanh, nhiều doanh nhân phương Tây muốn trở thành một phần của đà tăng ấy. Họ đạt mục tiêu đó bằng cách nào? Đó là câu hỏi mà tôi quan tâm trong suốt một thập niên qua", Turban thổ lộ.
Gia đình Turban ở Mỹ, song họ từng di chuyển quanh châu Á - Thái Bình Dương để sống ở Hong Kong, Singapore, Đài Loan. Sự tò mò về những doanh nhân phương Tây kinh doanh ở châu Á đã thôi thúc Turban tới TP Hồ Chí Minh, "đầu tàu" của một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất châu Á.
Với vai trò đầu tàu trong nền kinh tế Việt Nam, TP Hồ Chí Minh là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều doanh nhân phương Tây muốn kinh doanh ở châu Á. |
I’ve spent the past few months here interviewing entrepreneurs—from diaper exporters to tech VCs and founders of billion-dollar investment funds. Their stories of success and failure highlight three factors that foreign entrepreneurs should consider: environment, enterprise, and the entrepreneur.
"Trong vài tháng qua, tôi đã phỏng vấn nhiều doanh nhân - từ nhà xuất khẩu bỉm tới nhà đầu tư mạo hiểm và người sáng lập những quỹ đầu tư trị giá hàng tỷ USD. Những câu chuyện thành công và thất bại của họ cho thấy rõ 3 nhân tố mà các doanh nhân nên quan tâm: môi trường, doanh nghiệp và doanh nhân.
Dân số lớn nên dễ xoay sở trong kinh doanh
Walter Blocker là giám đốc điều hành Vietnam Trade Alliance. Vốn là người ở bang Kentucky, Mỹ, ông sống tại Việt Nam từ những năm giữa thập niên 90 và thành lập một trong những doanh nghiệp ngoại thành công nhất ở đây. Hiện tại, Vietnam Trade Alliance tập trung vào khoa học dữ liệu để hoàn thiện hệ thống chuỗi cung ứng mà họ tạo ra.
Khi Blocker tới Việt Nam vào năm 1995, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam thấp hơn bang New Mexico (với tổng dân số 1,75 triệu người vào thời điểm ấy). Vì mức sống của người Việt Nam trong những năm 90 vẫn thấp, Blocker kinh doanh những sản phẩm có biên lợi nhuận cao - như mỹ phẩm - để hưởng lãi lớn.
20 năm sau, Việt Nam có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất châu Á. Thực tế đó mở ra vô số cơ hội. Blocker quyết định từ bỏ mặt hàng có biên lợi nhuận cao nhưng "kén" khách hàng để kinh doanh những sản phẩm có biên lợi nhuận thấp hơn nhưng hấp dẫn với đa số người dân. Kinh nghiệm của Blocker là: Nếu kinh doanh những mặt hàng đắt tiền, doanh nhân nên hướng tới những thị trường có mức sống cao như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Rào cản gia nhập thị trường khá cao
Michael Porter, một giáo sư kinh tế nổi tiếng ở Mỹ, khẳng định những doanh nghiêp hưởng lợi nhuận lớn nhất luôn có nhiều rào cản gia nhập thị trường để giảm mức độ cạnh tranh.
Khi nhắc tới rào cản gia nhập thị trường, chúng ta thường nghĩ tới vốn. Chẳng hạn, ngành hàng không có rào cản gia nhập lớn vì một doanh nghiệp cần số tiền khổng lồ để mua một máy bay chở khách. Nhưng đối với các doanh nhân ở những nền kinh tế đang phát triển, rào cản gia nhập thị trường thường là kiến thức, chứ không phải tiền.
Doanh nhân nước ngoài có lợi thế rõ ràng về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh. Do rào cản này tương đối cao, mức độ cạnh tranh khá thấp, khiến những doanh nghiệp tư vấn kinh doanh phương Tây "mọc" rầm rộ khắp châu Á nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng.
Sự chênh lệch về thông tin cũng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nhân phương Tây. Trong những năm giữa thập niên 90, doanh nhân nước ngoài luôn biết những kênh đầu tư mà doanh nhân Việt Nam không thể biết. Chẳng hạn, Dominic Scriven, người đang giữ chức chủ tịch một quỹ đầu tư có số vốn 1,5 tỷ USD tại Việt Nam, có thể tiếp cận những mạng lưới đầu tư mà những đối thủ mang quốc tịch Việt Nam không thể biết.
Ngày nay, lợi thế về thông tin liên quan tới các kênh đầu tư của doanh nghiệp phương Tây vẫn tồn tại. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn vốn dành cho start-up ở châu Á vẫn đến từ Thung lũng Silicon, thành phố New York và London. Vì thế, những nhà đầu tư có thể tiếp cận những nguồn vốn như vậy thường là người ngoại quốc.