|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc sa sút

23:00 | 27/09/2019
Chia sẻ
Theo số liệu thống kê, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc trong tháng 8/2019 giảm 2% so với cùng kì năm 2018 xuống còn 571,8 tỉ NDT (72,59 tỷ USD).
Lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc sa sút - Ảnh 1.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: AFP)

Theo số liệu công bố ngày 27/9 của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp của nước này trong tháng 8/2019 giảm 2% so với cùng kỳ năm 2018 xuống còn 571,8 tỷ NDT (72,59 tỷ USD).

Lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc sụt giảm trong tháng 8/2019 do nhu cầu trong nước yếu và cuộc chiến thương mại với Mỹ tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh của họ. Trước đó, số liệu trong tháng 7/2019 tăng 2,9%.

Lợi nhuận tăng chậm lại kể từ nửa cuối năm 2018 cho dù có một vài thời điểm hồi phục ngắn với giá bán sản phẩm giảm có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã “trượt” xuống mức thấp trong gần 30 năm qua.

Vì vậy, nhiều ý kiến dự đoán các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng đang chậm lại của nền kinh tế nước này trước chi tiêu tiêu dùng yếu kém, sức ép gia tăng đối với hoạt động xuất khẩu và nhu cầu nội địa trì trệ.

Tại Trung Quốc, lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm cùng với số liệu chế tạo ảm đạm trong tháng 8/2019 với sản lượng công nghiệp “giảm tốc” xuống mức thấp nhất trong 17 năm rưỡi qua trong khi xuất khẩu sụt giảm.

Theo các nhà phân tích của Nomura, do những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, được dự bao sẽ chuyển biến theo hướng xấu hơn trước khi khởi sắc và Bắc Kinh có thể sẽ tăng cường triển khai các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế.

A.Quân

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.