Những nguyên nhân khiến Fitch nâng triển vọng của ACB gồm đa nhs giá năng lực tín dụng được cải thiện, chiến lược bán lẻ đúng hướng, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát, khả năng sinh lời được dự báo tăng trưởng và có vốn dự trữ ổn định.
Trong bối cảnh nhiều biến động như lãi suất, tỷ giá, quy định bảo hiểm, cùng với sự bất ổn của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, lợi nhuận của ngành ngày càng phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng.
ACB cho biết NIM sụt giảm do cạnh tranh lãi suất là nguyên nhân khiến tăng trưởng lợi nhuận trong ba quý năm 2024 không đạt kỳ vọng. Ngoài ra, lãnh đạo ACB cũng tiết lộ đang xem xét thay đổi mô hình kinh doanh bảo hiểm trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.
Ban lãnh đạo ACB công bố lợi nhuận quý II với 5.600 tỷ đồng, mức lợi nhuận quý cao nhất từ trước tới nay. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lãi trước thuế của ngân hàng đạt 10.500 tỷ đồng, thực hiện gần 48% kế hoạch năm.
Trong quý I/2024, lợi nhuận ngân hàng đã ghi nhận kết quả khởi sắc. Các ngân hàng lớn và vừa ghi nhận kết quả tích cực, trong khi các nhà băng nhỏ đang tụt lại phía sau.
Whistle Investment Limited đã bán nốt gần 49 triệu cổ phiếu, tương đương 1,26% vốn tại ACB. Trước đó, quỹ ngoại này cũng đã bán 145 triệu cổ phiếu ACB. Tổng giá trị hai giao dịch trên là gần 5.500 tỷ đồng.
Năm 2023, ACB hoàn thành tất cả các mục tiêu kinh doanh đã đăng ký ở Đại hội đồng cổ đông, với mức tăng trưởng tín dụng 17,9%, huy động tăng 16,6%, lợi nhuận vượt 20.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp nhất ngành.
Do hai mảng hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán khởi sắc, ACB ghi nhận lợi nhuận quý III tăng trưởng 12,5% dù chi phí dự phòng tăng gần 6 lần. Đây là mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tới thời điểm hiện tại.
Trước đó, ACB đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 1 với tổng giá trị là 20.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu thực hiện hoàn tất cả hai lần ACB sẽ huy động được 25.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu riêng lẻ.