|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lợi ích khổng lồ từ các 'sân sau' ngành hàng không

07:45 | 05/04/2018
Chia sẻ
Cùng nằm trong “hệ sinh thái” ACV, đằng sau những công ty con trên là một hệ thống chằng chịt những công ty “cháu”, công ty “chắt” do các cá nhân sở hữu cổ phần chi phối.
loi ich khong lo tu cac san sau nganh hang khong Kiểm toán nhấn mạnh khả năng điều chỉnh báo cáo tài chính của ACV do chưa có quyết định quyết toán cổ phần hóa
loi ich khong lo tu cac san sau nganh hang khong ACV vẫn chưa quyết thời điểm niêm yết HOSE và kế hoạch phát triển Sân bay Long Thành
loi ich khong lo tu cac san sau nganh hang khong ACV sai phạm hơn 150 triệu USD trong đầu tư và sử dụng đất như thế nào?

Điểm mặt những sân sau

Năm 2012, Bộ trưởng GTVT quyết định thành lập Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), trên cơ sở sáp nhập ba cụm cảng hàng không, với hơn 20 sân bay và các dự án hạ tầng hàng không cả nước. Cho đến nay ACV đã trở thành siêu tổng công ty cổ phần khai thác các sân bay trong nước. ACV có 3 công ty con, công ty liên kết hoạt động tại khu vực sân bay Nội Bài. Đó là CTCP Dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC) – chuyên cung cấp nhiên liệu máy bay; CTCP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) – chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất, hành khách tại sân bay; và CTCP Dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV) – chuyện cung cấp các dịch vụ liên quan tới hàng hóa hàng không.

Cùng nằm trong “hệ sinh thái” ACV, đằng sau những công ty con trên là một hệ thống nhiều công ty “cháu”, “chắt” do các cá nhân sở hữu cổ phần chi phối. Chẳng hạn, CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài cùng CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế góp vốn thành lập CTCP Logistics hàng không (ALS).

ALS chuyên lo các phần việc thủ tục, vận chuyển hàng hóa hàng không “ngon nhất” của ACV, với chủ lực là hàng hóa giá trị cao, như là hàng hóa của hãng điện tử Samsung. ALS lại tiếp tục góp vốn cùng CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế thành lập CTCP Dịch vụ sân bay (ASG), chuyên lo thủ tục các hàng hóa, dịch vụ giá trị cao cho các khách hàng của ACV và sân bay Nội Bài.

Đáng lưu ý, đến cấp công ty “cháu”, công ty “chắt” này, phần vốn của các công ty con thuộc ACV đã giảm hẳn, mà phần lớn vốn góp thuộc về các công ty TNHH hoặc cá nhân. Tại ALS, hiện vốn của CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài chỉ còn 10,063% vốn điều lệ. Tới Công ty ASG, tỷ lệ sở hữu của ALS chỉ còn chưa tới 5%, trong khi một công ty TNHH và một cá nhân còn lại nắm gần 78%.

Cách đầu tư và bố trí công việc này đưa tới kết quả, những phần việc lợi nhuận tốt nhất trong chuỗi dịch vụ hàng không mà ACV khai thác độc quyền đã “tự nhiên” rơi vào những doanh nghiệp về danh nghĩa thuộc ACV, nhưng thực tế lại là của một số cá nhân, hoặc doanh nghiệp ngoài ACV.

Những doanh nghiệp này mặc nhiên được thuê trụ sở, thuê kho ngay trong khu vực sân bay Nội Bài – một điều mà ngay các doanh nghiệp lớn khác không thể với tới. Chẳng hạn, Samsung dù đang chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã bị từ chối cho thuê diện tích tại sân bay Nội Bài để tự làm thủ tục hàng không cho hàng hóa của hãng. Samsung hiện vẫn phải thuê dịch vụ của ALS, công ty chỉ có hơn 10% vốn là của công ty con thuộc ACV.

loi ich khong lo tu cac san sau nganh hang khong

ACV “nhường” đặc quyền cho các cá nhân như thế nào?

Ai cũng hiểu, khai thác các dịch vụ có yêu cầu rất cao về an ninh và chất lượng như dịch vụ ở sân bay là một loại hình kinh doanh đặc thù. Do đó, dù mọi doanh nghiệp đều mong muốn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu.

ACV đã khéo léo tận dụng lợi thế này để biến các dịch vụ trong sân bay thành đặc quyền dành cho chuỗi công ty thân hữu của mình. Một trong những ví dụ điển hình đó là CTCP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS).

HGS được thành lập từ ngày 2/4/2015 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trong đó ACV nắm giữ 20%. 3 cổ đông sáng lập còn lại gồm: CTCP Cung cấp thiết bị và dịch vụ bảo dưỡng hàng không (30%) do Công ty TNHH Danh Minh và ông Nguyễn Tuấn Anh nắm 80% vốn điều lệ (ông Nguyễn Tuấn Anh cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT của HGS); Cổ đông thứ 2 tại HGS là Cty TNHH TM và DV ATS Việt Nam do hai cá nhân Vũ Thanh Sơn và ông Bùi Huy Đức sở hữu; Cổ đông thứ 3 tại HGS là CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ hàng không Thủ Đô, một DN có liên quan cổ đông tới Xí nghiệp xăng dầu hàng không miền Bắc do ông Nguyễn Văn Hữu làm giám đốc.

HGS đang cung cấp và nắm khoảng 30% thị phần dịch vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài, với khoảng 350 – 400 tỷ đồng doanh thu mỗi năm. HGS nắm trong tay các hợp đồng cung cấp dịch vụ với các hãng bay hàng đầu thế giới như Emirates, Turkish Airlines, Malindo Airlines, Hainam Airlines…

Sau 2 năm thành lập, đến năm 2017, Bộ GTVT đồng ý để ACV thoái toàn bộ 20% cổ phần đang nắm giữ tại công ty này. Việc tham gia và sau đó là thoái vốn tại HGS của ACV dường như chỉ nhằm mục đích hỗ trợ cho các cổ đông của HGS tiến vào và nắm được thị phần dịch vụ lớn nhất tại sân bay Nội Bài.

Cơ cấu cổ đông kiểu này còn xuất hiện tại CTCP Dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV), doanh nghiệp mới thành lập năm 2011 và hiện nắm khoảng 40-45% thị phần dịch vụ tại sân bay Nội Bài. Cũng như tại CTCP Phục vụ mặt đất Sài Gòn, doanh nghiệp hiện nắm thị phần dịch vụ khá lớn tại sân bay Tân Sơn Nhất… và nhiều doanh nghiệp khác. Đáng lưu ý, những cổ đông tại các doanh nghiệp góp vốn vào công ty liên kết với ACV đều có liên quan tới một số lãnh đạo của chính Tổng công ty này.

Nhóm PV

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.