|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lộc Trời (LTG) báo lãi quí III gấp 2,2 lần cùng kì

20:00 | 30/10/2020
Chia sẻ
Tập đoàn Lộc Trời (Mã: LTG) ghi nhận doanh thu quí III giảm hơn 8,6% so với cùng kì nhưng nhờ chi phí giảm nên lợi nhuận sau thuế có mức tăng gần 120%, tương ứng gần 50 tỉ đồng so với quí III năm ngoái. Dù vậy, lợi nhuận 9 tháng của LTG vẫn giảm 30% so với cùng kì năm ngoái và mới hoàn thành 43% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tập đoàn Lộc Trời (Mã: LTG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quí III/2020 với doanh thu thuần đạt hơn 1.772 tỉ đồng, giảm hơn 8,6% so với cùng kì năm ngoái.

Trong kì, giá vốn bán hàng giảm 12% xuống còn khoảng 1.400 tỉ đồng đã giúp lợi nhuận gộp tăng gần 7%, đạt 372,5 triệu đồng.

Ngoài ra, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp đều giảm lần lượt là 23%, 7% và 13% đã góp phần đưa lợi nhuận sau thuế của LTG đạt 91,6 tỉ đồng, gấp 2,2 lần so với quí III/2019.

Theo giải trình của LTG, mặc dù doanh thu quí III giảm hơn 8,6% so với cùng kì nhưng nhờ chi phí giảm nên lợi nhuận sau thuế có mức tăng gần 120%, tương ứng gần 50 tỉ đồng so với quí III năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu thuần của TLG đạt 3.971,8 tỉ đồng, giảm hơn 37% so với cùng kì. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt hơn 205 tỉ đồng, giảm gần 30% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

Lộc Trời (LTG) báo lãi quí III gấp 2,2 lần cùng kì nhờ tiết giảm chi phí - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh quí III/2020 của LTG. Nguồn: BCTC hợp nhất LTG.

Năm 2020, LTG đặt mục tiêu đạt 7.352 tỉ đồng doanh thu và 360 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau 3 quí đầu năm doanh nghiệp thực hiện được 46% mục tiêu doanh thu và 43% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tính đến 30/9/2020, tổng tài sản của LTG hơn 6.136 tỉ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Đáng chú ý, đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 76,7 tỉ đồng, tăng 7 lần so với ngày 1/1/2020, trong khi đầu tư tài chính dài hạn giảm 2,7% xuống còn 44 tỉ đồng.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, ông Nguyễn Duy Thuận, tân Tổng giám đốc Lộc Trời cho biết, do thị trường thuốc bảo vệ thực vật bão hòa, nhiều năm không tăng trưởng nên đơn vị quyết định rút ra khỏi thị trường bảo vệ thực vật bằng cách tham gia chuỗi cung ứng, đặt hàng theo nhu cầu.

Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, những thay đổi này đã có kết quả khi lần đầu tiên tập đoàn có dòng tiền dương. Tập đoàn đã hạn chế công nợ để tạo ra nguồn tiền vượt qua dịch COVID-19.

P. Dương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.