|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Loạt dự án nghìn tỷ thua lỗ: Yêu cầu Bộ Công an báo cáo việc xử lý sai phạm

21:21 | 13/03/2018
Chia sẻ
 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ báo cáo kết quả xử lý các sai phạm phát hiện sau kiểm toán, thanh tra, điều tra và kế hoạch năm 2018 gửi Bộ Công Thương trong tháng 3/2018 để bổ sung vào Báo cáo chung của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém một số dự án ngành công thương.

loat du an nghin ty thua lo yeu cau bo cong an bao cao viec xu ly sai pham Loạt dự án thua lỗ của Vinachem: 'È cổ' trả vài trăm tỷ tiền lãi vay đầu tư mỗi năm
loat du an nghin ty thua lo yeu cau bo cong an bao cao viec xu ly sai pham Thủ tướng phê duyệt khung chính sách tái định cư Dự án đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình
loat du an nghin ty thua lo yeu cau bo cong an bao cao viec xu ly sai pham
Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 là một trong số 12 đại dự án yếu kém của ngành công thương phải tái cơ cấu.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ năm Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Thông báo kết luận nêu rõ, năm 2017, Ban Chỉ đạo, các bộ và các doanh nghiệp đã bám sát nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ, công việc đề ra, đạt kết quả tích cực ban đầu.

Theo đó, tình hình tại doanh nghiệp, dự án có một số chuyển biến tích cực như: Công ty cổ phần DAP 1 Đình Vũ - Hải Phòng, Thép Việt - Trung đã bù đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh và bắt đầu có lãi.

Một số dự án, doanh nghiệp đã khởi động lại và duy trì sản xuất khá ổn định, giá bán cao hơn chi phí biến đổi nên đã giảm lỗ; một số Công ty: PVTEX Đình Vũ - Hải Phòng, Ethanol Quảng Ngãi đã có hướng xử lý rõ hơn, như khắc phục các vướng mắc về kỹ thuật, hợp tác để khởi động nhà máy, hợp tác để tìm kiếm thị trường tiêu thụ….

Tuy nhiên, những vướng mắc, tồn tại về hợp đồng EPC và tài chính của một số dự án, doanh nghiệp vẫn còn chậm được xử lý theo đúng chủ trương, thời hạn đề ra.

Do vậy, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty khẩn trương rà soát, đề xuất các giải pháp phù hợp để xử lý các tồn tại, vướng mắc của từng dự án, doanh nghiệp trực thuộc, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương.

Việc xử lý vướng mắc, tồn tại về hợp đồng EPC và quyết toán dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn, doanh nghiệp cần tiếp tục xử lý trong Quý I/2018, chậm nhất trước tháng 6/2018 phải hoàn thành phương án xử lý theo các bước: đàm phán, thống nhất giải pháp xử lý đến thuê tư vấn và hỗ trợ của Bộ Tư pháp trong trường hợp khởi kiện ra Tòa án, Trọng tài.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền vào cuộc cùng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo nguyên tắc thị trường.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao năm 2017, kết quả xử lý các sai phạm phát hiện sau kiểm toán, thanh tra, điều tra và kế hoạch năm 2018 gửi Bộ Công Thương trong tháng 3/2018 để tổng hợp, bổ sung vào Báo cáo chung của Ban Chỉ đạo.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả 1 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị; Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, chuẩn bị báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quốc hội trong tháng 4/2018.

Nguyễn Khánh