|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lỗ chồng lỗ, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ rời sàn

21:54 | 01/03/2018
Chia sẻ
Trái ngược với nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh khả quan, các báo cáo tài chính quý 4/2017 cũng cho thấy không ít doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc khi đã liên tiếp lỗ gần 3 năm, theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
lo chong lo nhieu doanh nghiep co nguy co roi san
Ngoài các cổ phiếu có nguy cơ rời sàn, trong thời gian vừa qua thị trường chứng khoán cũng chứng kiến khá nhiều mã bị rơi vào diện kiểm soát, cảnh báo.

Trong danh sách này, có thể kể đến Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 Việt Nam (mã chứng khoán TH1 - HNX), công ty do ông Trần Anh Vương - một nhân vật khá đình đám trên chương trình Shark Tank Việt Nam hiện nay - làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Hôm 28/2, HNX đã có công văn yêu cầu TH1 giải trình nguyên nhân bị hủy niêm yết do lỗ trong ba năm lien tục 2015, 2016 và 2017, lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp.

Năm 2017, doanh thu công ty này đạt 206,5 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2016. Do áp lực chi phí nặng nề, công ty ghi nhận lỗ hơn 142 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ gần 134 tỷ đồng của năm 2016. Trước đó nữa, năm 2015, TH1 cũng lỗ trên 134 tỷ đồng.

Chung cảnh khó khăn với TH1 là Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Hưng Long (mã chứng khoán KHL - HNX).

Năm 2015 và năm 2016, KHL lần lượt báo lỗ 2,74 tỷ đồng và 57,3 tỷ đồng. Năm 2017, KHL tiếp tục trượt dài với khoản lỗ hơn 13 tỷ đồng do doanh thu sụt giảm mạnh.

Tại Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa Tp.HCM (mã chứng khoán SAP - HOSE), quý 4/2017, công ty này tiếp tục báo lỗ gấp hai lần so với quý 2/2016. Trước đó, trong hai năm tài chính 2015 và 2016, SAP cũng báo lỗ tổng cộng gần 4.000 tỷ đồng.

Nỗ lực có lãi 1,5 tỷ đồng trong quý 4 sau khi lỗ liên tiếp 6 quý trước đó không đủ để giúp Công ty Cổ phần Kỹ thuật điện Sông Đà (mã chứng khoán SDE - HNX) thoát lỗ năm thứ 3 liên tiếp. Đáng chú ý, SDE hiện vẫn nợ cổ tức năm 2011 và năm 2012, khoản cổ tức này đã bị doanh nghiệp thông báo lùi đến lần thứ 12. Theo thông báo mới nhất, SDE hứa sẽ trả vào ngày 29/6/2018.

Lỗ lớn cũng là câu chuyện đáng ngại của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (mã chứng khoán VOS - HOSE). Dù chưa công bố báo cáo tài chính 2017, nhưng khả năng hủy niêm yết của cổ phiếu này khá cao, khi VOS có khoảng thời gian thua lỗ đã kéo dài sang quý thứ 11 liên tiếp. Trong quý 3/2017, lợi nhuận sau thuế của công ty âm 58,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế đã vượt 1.000 tỷ đồng, ăn mòn 74% vốn điều lệ.

Ngoài các cổ phiếu có nguy cơ rời sàn, trong thời gian vừa qua thị trường chứng khoán cũng chứng kiến khá nhiều mã bị rơi vào diện kiểm soát, cảnh báo.

Kiều Linh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.