ĐHĐCĐ LienVietPostBank: Kế hoạch lãi trước thuế 1.900 tỉ đồng, dự kiến niêm yết trên HOSE vào 2020
Chiều 24/4, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - Mã: LPB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2019.
Cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình như kế hoạch kinh doanh 2019, phân phối lợi nhuận 2018, phương án tăng vốn điều lệ 2019, thù lao ban lãnh đạo...
Thảo luận:
Lợi nhuận 2018 tương đối thấp trong khi số lượng chi nhánh tăng nhanh, để nghị ban lãnh đạo xem xét vấn đề này?
Ông Phạm Doãn Sơn, Tổng giám đốc cho biết sau khi Tổng công ty Bưu điện Việt Nam góp vốn vào ngân hàng. Đây là lợi thế cho ngân hàng, hỗ trợ huy động, cho vay. Muốn để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ thì phải mở rộng mạng lưới. Theo ông Sơn, với mạng lưới như vây, không có ai có lợi thế như LienVietPostBank.
Việc điều chỉnh lợi nhuận 2018, ngân hàng có đưa 182 phòng giao dịch vào hoạt động, tránh phục thuộc vào khách hàng lớn. Lợi nhuận giảm do giá vốn đầu vào tăng lên.
Kế hoạch kinh 2019 đã tính đến yếu tố đưa 150 phòng giao dịch đưa vào hoạt động
"Cổ đông kiên trì một chút. Năm nay hoặc đến năm sau, ngân hàng sẽ kết thúc việc mở rộng mạng lưới", ông Sơn cho biết.
Về mạng lưới chi nhánh ở Hà Nội, TP HCM, quận nào cũng có chi nhánh của LienVietPostBank. Việc mở thêm chi nhánh ở thành phố lớn thì rất khó cạnh tranh. Thay vì đó, mở rộng mạng lưới cấp huyện sẽ giúp ngân hàng chiếm lĩnh thị phần vì chỉ cạnh tranh với ngân hàng Nông nghiệp.
Ngân hàng chúng ta mở ở 2 thành phố lớn, khả năng cạnh tranh rất khó, việc mở rộng mạng lưới cấp huyện, sẽ giúp ngân hàng chiếm lĩnh thị phần, chỉ cạnh tranh với Agribank
Ông Sơn cho biết, năm nay cơ cấu tín dụng cũng thay đổi riêng doanh số bảo hiểm 350 tỉ đồng và có khả năng là đạt được.
Theo ông, NHNN đã đẩy mạnh siết chặt tín dụng đen đây là cơ hội cho LienVietPostBank.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch LienVietPostBank bổ sung, tại thời điểm này thì việc đầu tư mạng lưới có thể chưa có hiệu quả bởi khi đầu tư cái gì đó thì phải có độ trễ. Cạnh tranh ở thành phố lớn cũng khó hơn so với vùng sâu, vùng xa. Khi đi vào vùng nông thôn thì LienVietPostBank có cửa. Chúng ta phải chứng minh mạnh hơn đối thủ cái gì.
Hơn nữa, LienVietPostBank mở chi nhánh ở thành phố phải có sự đồng ý của NHNN.
Hiệu quả của Công ty chứng khoán Liên Việt chưa tốt, ảnh hưởng gì đến ngân hàng?
Hiện Ngân hàng góp vốn 11% vào Công ty CP chứng khoán Liên Việt. Công ty này hoạt động chưa có hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến ngân hàng do chi phí bỏ ra rất nhỏ.
Hơn nữa Công ty chứng khoán Liên Việt là tổ chức độc lập, không liên quan đến hỗ trợ tăng giá cổ phiếu.
Hiện ngân hàng có dự nơ khoảng 124.000 tỉ đồng, riêng nợ trung dài hạn chiếm 65% trong khi đó huy động vốn lại chủ yếu ngắn hạn, ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng, ban lãnh đạo có kế hoạch gì để giảm thiểu rủi ro?
Đầu năm 2019, NHNN có yêu cầu đưa tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho trung dài hạn xuống dưới 40%. Đầu năm 2020, tỷ lệ này bị đưa xuống 35%.
Ngoài vốn chủ sở hữu, ngân hàng cũng huy động nguồn vốn trung hạn từ các tổ chức nước ngoài, chiếm khoảng 36%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ trung dài hạn luôn dưới 40%. tính thanh khoản của Ngân hàng đã được kiểm soát tốt.
Lãi phải thu chiếm 25% trên tổng thu, khá cao, liệu có vấn đề về khó thu không?
Theo ông Sơn, tỷ lệ lãi phải thu đang có xu hướng giảm gần 25%, không phải là lớn và hoàn toàn bình thường.
Xin ban lãnh đạo cho biết thời điểm niêm yết tại HOSE? Đánh giá gì về cổ phiế LPB?
Ông Thắng cho biết, việc lên sàn vào thời điểm nào tốt cho cổ đông thì ngân hàng sẽ quyết định. Do thị trường chứng khoán diễn biến khó lường nên cổ phiếu LPB cũng bị ảnh hưởng như vậy, đây là ảnh hưởng tạm thời.
Chúng tôi nhận được ý kiến của một công ty chứng khoán có tên tuổi thì dựa trên thương hiệu, giá trị của ngân hàng, cổ phiếu LPB có thể nằm ở khoảng giá trị 14.000-15000 đồng/cp.
Chỉ số CAR hiện nay của ngân hàng bao nhiêu? Lộ trình basel II như thế nào?
Lãnh đạo ngân hàng cho biết CAR hiện xấp xỉ 11%, đảm bảo tỷ lệ an toàn. Bắt buộc trong năm nay LPB phải đưa vào triển khai Basel II.
Cơ sở cho kế hoạch lợi nhuận 2019 là 1.900 tỉ đồng?
Lợi nhuận kế hoạch 2019 là 1.900 tỉ đồng, tăng 57% dựa theo tốc độ tăng trưởng tăng trưởng tín dụng 14%. Theo ông Thắng, hết quý I, lợi nhuận ngân hàng khoảng 500 tỉ đồng thì con số 1.900 tỉ đồng sẽ đạt được.
Mạng lưới mở trong 2017, 2018 trong năm 2019 sẽ phát huy tác dụng. Trong năm 2019, không phải đầu tư nâng cấp core banking, thẻ như năm 2018, năm nay chỉ hoàn thiện thêm nên giảm được phần chi phí này. Đồng thời, mở thêm sản phẩm đặc thù phù hợp với phòng giao dịch bưu điện, cho vay tiêu dùng ổn định.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của LienVietPostBank chiều 24/4 (Ảnh: MA)
Hội đồng quản trị LienVietPostBank cũng cho biết sẽ tập trung nguồn lực triển khai áp dụng Thông tư 41 (quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng theo phương pháp tiêu chuẩn của basel II) trong năm 2019. Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng cấp các phòng giao dịch Bưu điện đủ điều kiện thành phòng giao dịch ngân hàng.
Về kế hoạch kinh doanh, LienVietPostBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.900 tỉ đồng. Tổng tài sản dự kiến ở mức 190.000 tỉ, vốn điều lệ tăng lên 10.000 tỉ đồng. Dư nợ thị trường 1 khoảng 140.000 tỉ đồng và huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 165.000 tỉ đồng.
Tại đại hội, ngân hàng sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua phương án tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức theo tỷ lệ 10%. Vốn điều lệ của LienVietPostBank sau khi thực hiện trả cổ tức sẽ tăng lên 9.770 tỉ đồng.
Nhằm tăng tính minh bạch thông tin cũng như tạo thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu, thu hút nguồn vốn đầu tư, HĐQT LienVietPostBank sẽ trình cổ đông chấp thuận chuyển giao dịch cổ phiếu LPB từ hệ thống giao dịch UPCoM sang niêm yết tại HOSE. Thời gian thực hiện và thủ tục niêm yết hoàn thành trước ngày 31/12/2020.
Kết thúc quý I/2019, mặc dù hoạt động kinh doanh chung của LienVietPostBank có sự khởi sắc nhưng sự gia tăng mạnh của chi phí trích lập dự phòng rủi ro đã làm lợi nhuận của ngân hàng bị giảm 0,7% so với cùng kì năm 2018, đạt 410 tỉ đồng.
Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản LienVietPostBank đạt hơn 181.900 tỉ đồng, tăng 3,9% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 3,8%, đạt 123.757 tỉ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 0,7%, đạt 125.843 tỉ đồng.
Nợ xấu ở mức gần 1.682 tỉ đồng, tăng 0,7% so với cuối năm trước, kéo tỉ lệ nợ xấu giảm từ 1,41% xuống còn 1,36%.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/