|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Liệu Nghị quyết xử lý nợ xấu có tăng nguồn hàng cho M&A?

16:39 | 10/08/2017
Chia sẻ
Với những giải pháp xử lý nợ xấu liên quan đến tài sản bảo đảm, các chuyên gia cho rằng đây sẽ là cơ hội cho cá nhân, pháp nhân quan tâm thị trường M&A Việt Nam có nhiều lựa chọn đầu tư hơn.
lieu nghi quyet xu ly no xau co tang nguon hang cho ma
Diễn đàn M&A 2017 chiều 10/8 tại TP HCM. (Ảnh: TV).

Liên quan đến Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu vừa được Quốc hội thông qua, tại Diễn đàn M&A 2017, ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Tài chính - Ngân sách Của Quốc hội đánh giá cao về việc xử lý tài sản đảm bảo.

Sau hơn 3 năm rưỡi thực hiện đề án xử lý nợ xấu, VAMC đã mua được hơn 282 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc từ 42 tổ chức tín dụng.

Kết quả xử lý sau khi mua rất khiêm tốn với giá trị khoảng 50 nghìn tỷ đồng, đạt chưa đầy 15% nợ xấu đã mua. Ông Quang cho rằng, có nhiều rào cản trong việc xử lý nợ xấu, trong đó vấn đề về xử lý tài sản đảm bảo là rào cản lớn nhất.

Nhận thức việc thúc đẩy xử lý nợ xấu thông qua các tổ chức tín dụng, Nghị quyết 42 đã đạt được đồng thuận tỷ lệ cao. Trong đó, việc xử lý tài sản bảo đảm được xem là “linh hồn” của Nghị quyết.

Đối tượng mua bán nợ xấu được mở ra, cho phép tất cả pháp nhân, cá nhân đều có thể tham gia. Bên cạnh đó, cho phép bán nợ xấu theo giá thị trường. Trình tự ưu tiên xử lý nợ xấu cũng được ông Quang đánh giá cao

Nhìn lại nợ xấu ngân hàng, nợ tuy xấu nhưng tài sản không xấu, nếu được đưa ra thị trường, ông Quang nhìn nhận. Với những giải pháp về pháp luật như vậy, ông tin rằng thời gian tới, đây sẽ là cơ hội cho cá nhân, pháp nhân quan tâm thị trường M&A tham gia đầu tư vào.

Với nguồn cung của thị trường M&A dồi dào hơn, nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn hơn.

Bình luận thêm vấn đề này, ông Bùi Huy Thọ - Vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các Tổ chức Tín dụng và hoạt động Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao về quyền thu giữ tài sản được quy định trong Nghị quyết 42, ngoài ra việc bán nợ cũng dễ dàng hơn.

“Ở đây mang tính chất gián tiếp, khi tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu tốt thì tổ chức đó sẽ tốt hơn, nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn”, ông Thọ đánh giá.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh, liên quan đến M&A trong hệ thống ngân hàng có những đặc thù, nguồn hàng từ các ngân hàng thương mại nhà nước không phải thoái vốn, ở đây sẽ thông qua hình thức phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư tài chính lớn.

Tuy nhiên vấn đề lớn là cần xử lý đối với việc phát hành riêng lẻ và phát hành cho cán bộ công nhân viên. Ví dụ với một ngân hàng cổ đông chiến lược rất quan tâm nhưng vì vấn đề giá cổ phiếu đã gây khó khăn cho việc thương lượng, đứng trước rủi ro thất thoát vốn nhà nước.

Ông Nguyễn Hữu Quang cũng cho hay thêm về tính khả thi khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngân hàng 0 đồng hiện nay. Theo quy định hiện hành thì một nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 20% và tổng các nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30%. Gần đây Chính phủ có chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần các ngân hàng, trong đó có thể mua 100% cổ phần ngân hàng 0 đồng ở Việt Nam.

lieu nghi quyet xu ly no xau co tang nguon hang cho ma NĐT ngoại đang ở giai đoạn 2 trong quá trình đánh giá OceanBank

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay hiện đang có ngân hàng nước ngoài ngỏ ý muốn tham gia vào quá trình tái cơ ...

lieu nghi quyet xu ly no xau co tang nguon hang cho ma Nguồn hàng đáng giá cho những thương vụ M&A bom tấn

Khoảng 15-20 tỷ USD từ thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, sự trỗi dậy mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân ...

lieu nghi quyet xu ly no xau co tang nguon hang cho ma Sự dịch chuyển của 'khối ngoại'

Thị trường M&A (mua bán-sáp nhập) Việt Nam đang ghi nhận sự dịch chuyển của khối ngoại vào các lĩnh vực mới một cách mạnh ...

lieu nghi quyet xu ly no xau co tang nguon hang cho ma [Infographic] Các thương vụ M&A doanh nghiệp tiêu biểu 2016-2017

Trong quý I/2017, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD, bằng 75,6% mức bình quân quý của năm ...

Tiến Vũ