Trong tuần từ 27/4 đến 3/5 trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 14 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt, thấp nhất là 200 đồng/cp và cao nhất là 7.000 đồng/cp.
Chủ tịch ngân hàng cho biết TPBank quyết định không chia cổ tức do năm nay có nhiều hạng mục cần thiết để đầu tư, tăng trưởng kinh doanh như đầu tư ngân hàng số, mua công ty tài chính...
Tổng Giám đốc CII đã giải thích cụ thể với cổ đông về nguyên nhân tạm hoãn việc thanh toán cổ tức tỷ lệ 14% bằng tiền cho năm 2019 và 2020 và khằng định "công ty sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo chia cổ tức cho cổ đông năm 2021 là 12% tiền mặt (1.200 đồng/cp)".
Ông Dương Công Minh cho biết HĐQT Sacombank hứa cố gắng 5 năm tái cơ cấu thành công và kỳ vọng Sacombank trở về trạng thái bình thường trong năm 2022 và sẽ được quyền chia cổ tức, dự kiến đến năm 2022 hoặc đầu năm 2023.
Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát trình phương án trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 35% nhưng các cổ đông tại đại hội thường niên thống nhất nâng tỷ lệ lên 40%, trong đó có 35% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt.
Với 70 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Thủy điện Thác Mơ sẽ phải còn chi 401 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2020, tương ứng tỷ lệ 57,3% tiền mặt. REE sẽ nhận về khoảng 171 tỷ đồng tiền cổ tức từ đây.
Trong tuần từ 20/4 đến 26/4 trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 6 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt, thấp nhất là 500 đồng/cp và cao nhất là 13.093 đồng/cp.
NHNN chấp thuận SHB tăng vốn thông qua chia cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng dự kiến chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 10,5%.
VietinBank đặt mục tiêu lợi nhuận riêng lẻ dự kiến năm 2021 đạt 16.800 tỷ đồng. Tại ĐHCĐ, ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 5% và chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,64% hoặc 17,77%.