Lịch sử tái diễn khi Brazil khiến giá quặng sắt bùng nổ
Một số chuyên gia dự báo báo cuối năm nay, giá quặng sắt sẽ quay trở lại mức đỉnh thiết lập vào năm 2019 là 125 USD/thùng, mức giá xuất phát từ một sự cố bất ngờ khi đập giữ chất thải của mỏ khai thác bị sập.
Khi đó, vụ sập đập này khiến 270 người thiệt mạng, vài mỏ quặng sắt phải đóng cửa và lượng xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng.
Các nhà xuất khẩu quặng sắt khác như Australia đang hưởng lợi từ sự cố này của Brazil, trong khi Trung Quốc phải gánh chịu sự tăng giá sắt nhập khẩu, theo Forbes.
Xuất khẩu khoáng sản tổn thất nặng nề
Nếu như năm ngoái vụ tai nạn đã khiến ngành khai thác quặng sắt của Brazil chịu thiệt hại thì năm nay dịch COVID-19 đã làm tê liệt toàn bộ ngành khai khoáng và hoạt động tại cảng của nước này.
Áp lực từ thị trường vốn đã tăng giá khoáng sản từ 75 USD/tấn lên 98 USD/tấn. Trung Quốc cũng đang rất cần thép trong công cuộc tái phát triển đất nước sau dịch bệnh.
Không giống các quốc gia khác, Brazil không áp dụng các lệnh phong tỏa và các biện pháp cách li xã hội. Kết quả là tỉ lệ nhiễm bệnh của quốc gia này tăng nhanh chóng mặt. Đầu tuần này (25/5, Mỹ đã cấm các chuyến bay đến Brazil.
Sự việc này đã khiến uy tín của chính phủ Brazil bị suy giảm. Đây có thể là yếu tố khiến Trung Quốc không gia tăng căng thẳng thương mại với Australia vì còn cần nguồn cung từ quốc gia này.
Các công ty khai khoáng Australia đã lo ngại rằng Trung Quốc sẽ đưa ra động thái trả thù vì nước này yêu cầu điều tra nguồn gốc của virus tại Trung Quốc.
Thị trường bị thắt chặt, hàng tồn đọng tại các cảng giảm dần
Các kho dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc cùng với hàng tồn kho thép tại các nhà máy đã giảm.
Bất chấp các mâu thuẫn, khoảng cách địa lí thuận lợi khiến Australia và Trung Quốc trở thành các đối tác thương mại hết sức phù hợp. Một tàu chở hàng đi đến Trung Quốc từ Australia chỉ mất 12 ngày đi biển, trong khi nếu đi từ Brazil thì phải mất tới 45 ngày.
Dữ liệu mới nhất về khai khoáng của Brazil cho thấy mức giảm 12% của các đơn hàng quặng sắt so với năm 2019, trong khi hai nhà sản xuất lớn nhất Australia đều tăng sản lượng: Rio Tinto tăng 7% và Fortescue Metals tăng 24%.
McKinsey & Co, một chuyên gia tư vấn quản lý, ước tính rằng sự gián đoạn sản xuất ở các quốc gia như Brazil và Nam Phi có thể khiến sản lượng quặng sắt toàn cầu giảm 5%, tạo ra một tình thế hết sức thuận lợi cho các nhà khai thác Australia.
Ngân hàng Macquarie trong nghiên cứu mới nhất về quặng sắt đã cho biết họ kì vọng ngành khoáng sản Australia sẽ có thể tiếp tục đà tăng trưởng này để tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.
Credit Suisse dự kiến giá quặng sắt sẽ tăng trên 100 USD/tấn nhưng có thể không duy trì được lâu nếu Brazil có thể khôi phục xuất khẩu.
Reuters trích nguồn Hiệp hội Sắt - Thép Trung Quốc cho biết công ty Vale của Brazil dự đoán xuất khẩu quặng sắt của họ sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trong năm 2020 so với 2019 vì nhu cầu giảm tại các gia khác bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Giá quặng sắt giao trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tăng 0,4% sau khi giao dịch ở quãng thấp vào đầu phiên ngày 3/6. Giá phục hồi nhờ triển vọng nhu cầu của Trung Quốc và lo ngại nguồn cung của Brazil.