|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lãnh đạo FPT sang tay hàng triệu cổ phiếu FPT cho người nhà trên đỉnh giá?

13:59 | 19/09/2023
Chia sẻ
Trong đó, ông Đỗ Cao Bảo, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần FPT đăng ký bán 2,25 triệu cổ phiếu FPT trong thời gian 21/9 – 20/10 để phục vụ nhu cầu cá nhân. Phía đăng ký mua vào là người thân của ông Bảo.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Đỗ Cao Bảo, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần FPT (Mã: FPT) đăng ký bán 2,25 triệu cổ phiếu FPT để phục vụ nhu cầu cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian 21/9 - 20/10, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Nếu giao dịch thành công, sở hữu của ông Bảo tại FPT sẽ giảm tương ứng từ 1,13% (tương đương hơn 14,3 triệu cổ phiếu) xuống còn 0,95% (tương đương gần 12,1 triệu cổ phiếu).

Ở chiều ngược lại, vợ cùng con gái và con trai ông Bảo đăng ký mua vào cổ phiếu FPT nhằm tăng tỷ lệ sở hữu trong cùng thời gian 21/9 – 20/10.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Dư, vợ ông Đỗ Cao Bảo đăng ký mua thỏa thuận 250.000 cổ phiếu FPT nhằm nâng sở hữu tại FPT từ 26.220 đơn vị lên 276.220 đơn vị. Bà Đỗ Thị Ngọc Mai và ông Đỗ Bảo Dương cùng đăng ký mua thỏa thuận 500.000 cổ phiếu FPT với mục đích tăng sở hữu tại FPT lên lần lượt là 909.519 cổ phiếu (0,07% vốn) và 817.400 cổ phiếu (0,06% vốn).

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT đang giao dịch trên đỉnh lịch sử quanh vùng giá 96.000 đồng/cp. Tính từ đầu năm, thị giá mã này có nhịp tăng gần 25%.

 Diễn biến giá cổ phiếu FPT từ đầu năm đến nay. (Nguồn: TradingView).

Liên quan đến hoạt động kinh doanh, FPT vừa công bố kết quả 8 tháng đầu năm với doanh thu 32.827 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.902 tỷ đồng, tăng lần lượt 21% và 19% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đạt 4.086 tỷ đồng tăng 20%. Nếu tính riêng tháng 8, FPT ghi nhận 4.398 tỷ đồng doanh thu, lãi ròng 590 tỷ đồng.

Năm nay, FPT lên kế hoạch tổng doanh thu 52.289 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.055 tỷ đồng. Như vậy, sau 8 tháng, tập đoàn đã thực hiện được 63% chỉ tiêu doanh thu và 65% mục tiêu lợi nhuận năm.

Linh Chi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.