|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lãnh đạo các nước G7 đồng thuận với các quan điểm khác ông Trump

08:02 | 27/05/2017
Chia sẻ
Tuyên bố chung dự kiến đưa ra cuối hội nghị thượng đỉnh 2 ngày tại Sicily của G7 sẽ cho thấy sự chia rẽ về vấn đề biến đổi khí hậu và thương mại giữa Mỹ và 6 nước còn lại.
lanh dao cac nuoc g7 dong thuan voi cac quan diem khac ong trump
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới G7 tại Sicily (Nguồn: Reuters)

Theo Bloomberg, lãnh đạo nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang chuẩn bị ký một bản tuyên bố đáng lưu ý khi kết thúc cuộc họp, một dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ về vấn đề biến đổi khí hậu và thương mại giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và 6 lãnh đạo khác.

Bản tuyên bố kết thúc - năm ngoái dài 32 trang - theo truyền thống thường vạch ra những quan điểm chung về những vấn đề kinh tế và toàn cầu mà đòi hỏi hành động chung của các đồng minh có cùng quan điểm với G7. Năm nay, bản tuyên bố dự kiến dài bằng 1/3 tuyên bố chung năm ngoái tại Nhật Bản, theo nguồn tin của Bloomberg. Một quan chức liên quan tới việc chuẩn bị cho biết tuyên bố chung có thể chỉ dài 6 trang.

Trong khi lãnh đạo các quốc gia nhanh chóng nhất trí về những biện pháp chống khủng bố trong bối cảnh sau vụ tấn công tự sát tại Manchester tuần này, vấn đề khí hậu nổi lên như một trở ngại hàng đầu. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết ông Trump bị cô lập trong một cuộc trao đổi rất gay gắt bởi 6 nước khác yêu cầu Mỹ duy trì các cam kết Paris về biến đổi khí hậu. G7 cũng đối mặt với những cuộc đàm phán thương mại khó khăn với ông Trump, bà Merkel cho biết.

Hội nghị thượng đỉnh hai ngày tại thị trấn nghỉ dưỡng Taormina của Sicily cho thấy một động lực mới của khối và sự chuyển giao lãnh đạo. Giống như ông Trump, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Anh Theresa May và thủ tướng Italy Paolo Gentiloni đều lần đầu tiên tham dự hội nghị G7.

Một tuyên bố chung ngắn gọn không phải là xấu. Một quan chức G7 cho biết, tuyên bố chung ngắn gọn là một tiến triển tích cực cho phép tập trung và tránh nội dung tài liệu vượt ngoài tầm kiểm soát. Bản dự thảo tuyên bố chung tuy vậy cũng phản ánh khó khăn trong việc hàn gắn những chia rẽ với vị tổng thống Mỹ được bầu trên nền tảng tuyên bố "Nước Mỹ là trước hết", phá bỏ nhiều vị thế nắm giữ, gây hoài nghi về tương lai hợp tác. Hôm thứ Năm, ông Trump đã nhắc nhở các lãnh đạo NATO tại Brussels và cũng có một cú sốc với thượng dư thương mại với Đức.

Theo giám đốc trung tâm nghiên cứu G7 của Đại học Toronto John Kirton, tuyên bố chung ngắn nhất của G7 được đưa ra năm 1975, năm đầu tiên tổ chức hội nghị thượng đỉnh, với tổng cộng 1.129 từ. Các hội nghị năm 1976 và 1982 có độ dài dưới 1.800 từ trong khi tuyên bố chung dài nhất có 38.517 từ ra đời năm 2004.

Ông Kirton không cho rằng tuyên bố chung năm nay sẽ thể hiện sự chia rẽ nào đó hơn trước đây và dẫn lại câu chuyện năm 1982 khi hội nghị không nhất trí được về vấn đề đường ống dẫn dầu của Liên Xô, bởi tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan phản đối. Lãnh đạo các nước khi đó đưa ra một vài tuyên bố chung nhưng sau đó chạy tới họp báo sau hội nghị và cho biết "chúng tôi không đồng ý với nó". Điều đó chỉ khiến mọi việc tệ hơn khi họ công khai sự thất bại của mình.

Theo Bloomberg, dự thảo tuyên bố chung dự kiến đưa ra cuối ngày thứ Sáu còn đưa ra những giải pháp cho vấn đề như di cư và bất bình đẳng giới.

Phương Nguyễn

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.