|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

'Làn sóng' lãnh đạo 8X tại các ngân hàng Việt

13:14 | 13/10/2021
Chia sẻ
Năm 2021 đánh dấu một "làn sóng" trẻ hóa trong ban lãnh đạo các ngân hàng Việt, có người đã đảm nhiệm ghế chủ tịch khi mới chỉ 36 tuổi. Sự chuyển giao thế hệ tại các vị trí "ghế nóng" được kỳ vọng sẽ đổi mới bộ mặt các nhà băng, phù hợp với các mục tiêu mới trong tương lai.

Ông Phương Thành Long (38 tuổi), Chủ tịch HĐQT VietABank

Gần đây nhất, vào đầu tháng 9 VietABank đã quyết định bổ nhiệm Phó tổng giám đốc Phương Thành Long làm chủ tịch ngân hàng thay ông Phương Hữu Việt.

Ông Long là con trai của ông Phương Hữu Lĩnh (anh trai của cựu Chủ tịch VietA Bank, ông Phương Hữu Việt) và bà Lương Thị Linh. Sinh năm 1983, ông là thạc sĩ Tài chính Đại học Benedictine (Mỹ) và có kinh nghiệm gần 15 năm làm việc tại các tổ chức tài chính và ngân hàng. 

Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT, ông Long là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc VietABank. Trong giai đoạn này, ông Long phụ trách Khối tài chính kế toán và quản trị rủi ro của ngân hàng.

'Làn sóng' lãnh đạo 8x tại các ngân hàng Việt  - Ảnh 1.

Chủ tịch VietABank Phương Thành Long. (Ảnh: VietABank).

Bà Trần Thị Thu Hằng (36 tuổi), Chủ tịch HĐQT Kienlongbank

Trước đó, bà Trần Thị Thu Hằng (sinh năm 1985) được bầu làm Chủ tịch HĐQT KienLongbank kể từ ngày 26/5/2021, trở thành chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam hiện nay khi mới chỉ 36 tuổi.

Bà Hằng tốt nghiệp Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trước khi chuyển sang Kienlongbank, bà từng giữ cương vị Tổng Giám đốc điều hành CTCP Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Sunshine Tech.

Nữ doanh nhân năm nay 36 tuổi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng với một số vị trí quản lý ở LienVietPostBank và MSB.

Bà Hằng bắt đầu tham gia Hội đồng Quản trị Kienlongbank với chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT từ đầu tháng 2/2021 tới tháng 5.

'Làn sóng' lãnh đạo 8x tại các ngân hàng Việt  - Ảnh 3.

Chủ tịch ngân hàng 36 tuổi Trần Thị Thu Hằng. (Ảnh: Kienlongbank).

Ông Dương Nhất Nguyên (38 tuổi), Chủ tịch HĐQT Vietbank

Ngày 26/3, HĐQT Vietbank cũng đã thống nhất bầu ông Dương Nhất Nguyên (sinh năm 1983) - Thành viên HĐQT giữ chức danh Chủ tịch ngân hàng. Ông là con trai cả của ông bà chủ Tập đoàn Hoa Lâm Dương Ngọc Hòa - Trần Thị Lâm. 

Ông Nguyên tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Keller Graduate School of Management, Trường Đại học DeVry, Mỹ. Ông đã có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính ngân hàng.

Trước khi về Vietbank, ông từng giữ các vị trí điều hành, quản lý như Giám đốc đầu tư CTCP ĐT PT Hoa Lâm; Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Lâm và điều hành nhiều dự án lớn của Tập Đoàn Hoa Lâm.

Ông tham gia Ban Điều hành Vietbank từ tháng 1/2013 với vị trí Phó Tổng giám đốc. Sau đó, ông đã trải qua các vị trí quản trị, điều hành tại Vietbank bao gồm Phó TGĐ kiêm Thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ, Phó Chủ tịch HĐQT.

'Làn sóng' lãnh đạo 8x tại các ngân hàng Việt  - Ảnh 4.

Chủ tịch VietBank Dương Nhất Nguyên. (Ảnh: Vietbank).

Bà Bùi Thị Thanh Hương (40 tuổi), Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Quốc dân

Vào đầu tháng 8 vừa qua, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã bầu bà Bùi Thị Thanh Hương đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng này.

Bà Hương năm nay mới bước sang tuổi 41 tuổi (sinh năm 1980), nhưng đã là một cái tên không lạ trong giới ngân hàng tài chính Việt Nam với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân khoa Kế toán và tốt nghiệp thạc sỹ loại giỏi ngành quản trị kinh doanh tại trung tâm Pháp Việt đào tạo về quản lý (CFVG), bà Hương từng là Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính - chiến lược của TPBank; Phó Giám đốc phụ trách khối tài chính/kế toán trưởng SeABank,... 

Năm 2018, sau khi rời vị trí Phó Tổng Giám đốc TPBank, bà Hương đảm nhận vị trí CEO của Sun Group, một "ông lớn" trong ngành bất động sản tại Việt Nam.

'Làn sóng' lãnh đạo 8x tại các ngân hàng Việt  - Ảnh 2.

Chủ tịch NCB Bùi Thị Lan Hương. (Ảnh: Sun Group).

Ông Trương Khánh Hoàng (35 tuổi), Quyền Tổng giám đốc SCB

Vào hồi tháng 5, HĐQT Ngân hàng SCB đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trương Khánh Hoàng đảm nhận vị trí quyền Tổng Giám đốc ngân hàng thay ông Jeremy Chen. Đây là CEO thứ 3 chỉ trong vòng một năm qua của ngân hàng này. 

Ông Trương Khánh Hoàng sinh năm 1986, là cử nhân ngành tài chính ngân hàng của Đại học Kinh tế TP HCM. Trước khi công tác tại SCB, ông Hoàng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí như Giám sát phụ trách Thị trường vốn & Quan hệ đầu tư – CTCP Tập đoàn Nova; Giám đốc phụ trách Tài chính dự án cấp cao – CTCP Phát triển Bất động sản Alpha King,…

'Làn sóng' lãnh đạo 8X tại các ngân hàng Việt  - Ảnh 5.

Quyền Tổng Giám đốc SCB Trương Khánh Hoàng. (Ảnh: SCB).

Tại ngân hàng SCB, ông Hoàng cũng đã trải qua các vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Tái thẩm định, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Điều hành Khối Phê duyệt Tín dụng và Xử lý nợ, Phó Tổng Giám đốc thường trực, trước khi đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Huy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.