Làm gì khi M&A có thể khiến nhà đầu tư bị chèn ép và lạm dụng?
Chiều 8/8, diễn ra Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 với chủ đề "Bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới".
Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 với chủ đề "Bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới". (ảnh: Tiến Vũ). |
Bình luận về khả năng thôn tín trong các thương vụ M&A, ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội coi mua bán sáp nhập (M&A) là hoạt động kinh doanh bình thường, mang lại lợi ích bao gồm tốc độ gia nhập và mở rộng thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt nhận được cơ hội kinh doanh mới về công nghệ và quản trị.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng khá quan ngại về rủi ro do hoạt động này mang lại, có thể ảnh hưởng đến cạnh tranh lành mạnh, thâu tóm đối thủ và ảnh hướng đến môi trường kinh doanh. Thông qua M&A, nhà đầu tư có thể từ đa số thành thiểu số, bị lạm dụng và chèn ép nếu là cổ đông nhỏ.
Để ứng xử với quan ngại đó, ông Dũng cho rằng ngoài vai trò nhà nước thì cần có sự tham gia của hai bên trong thương vụ M&A.
Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương cho rằng trước khi tham gia M&A thì những hạn chế này nhà đầu tư cần phải hiểu rất rõ để tránh bị lạm dụng, chèn ép.
Nếu doanh nghiệp không biết có thể thuê các công ty tư vấn khi tham gia M&A, do đó không đáng lo ngại M&A nếu tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.
Ông Hiếu cho biết, hiện mức độ bảo vệ cổ đông của Việt Nam xếp 80/190 quốc gia, ứng xử về mặt chính sách hiện không thực sự quan ngại.