Đầu tháng 9, ngân hàng HSBC vẫn duy trì lãi suất dành cho khách hàng cá nhân trong khoảng 1 - 3,75%/năm. Khung lãi suất này được triển khai cho tiền gửi có kỳ hạn 1 - 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Trong tháng 9, khách hàng cá nhân và tổ chức gửi tiết kiệm thông thường tại ngân hàng GPBank được áp dụng lãi suất từ 2,8%/năm đến 5,2%/năm, trả lãi cuối kỳ.
Theo khảo sát ngày 14/9, khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng PGBank sẽ được nhận lãi suất cao nhất là 5,9%/năm, không đổi so với cùng kỳ tháng trước.
Bước sang tháng 9, Ngân hàng Việt Á duy trì lãi suất tiền gửi trong khoảng từ 3,2%/năm đến 5,6%/năm, áp dụng với tiền gửi tiết kiệm truyền thống lĩnh lãi cuối kỳ.
Mức lãi suất thông thường cao nhất được áp dụng tại các kỳ hạn dài là 5,4%/năm, với các khách hàng từ 50 tuổi trở lên con số này có thể tăng lên 0,05 - 0,1 điểm % tuỳ theo số tiền gửi.
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi suất vay, cơ cấu nợ và hỗ trợ khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).
Các khoản tiết kiệm có kỳ hạn 36 tháng áp dụng với khách hàng cá nhân đang có mức lãi suất ngân hàng cao nhất trong tháng 9 là 6,1%/năm, tăng 0,3 điểm % so với tháng trước.
Trong tháng 9/2024, SHB điều chỉnh tăng lãi suất từ 0,2 - 0,3 điểm % ở nhiều kỳ hạn, trong đó mức lãi suất cao nhất vẫn áp dụng với hình thức gửi tiền online, kỳ hạn từ 36 tháng trở lên.
Ngân hàng Quốc dân (NCB) tiếp tục tăng đồng loạt lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn trong tháng 9. Trong đó, 6,15 %/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng tại các kỳ hạn 18 - 36 tháng của sản phẩm Tiết kiệm An Phú.
OceanBank nâng lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 1 tháng đến 15 tháng, mức tăng từ 0,1 đến 0,4 điểm %, mức điều chỉnh cao được áp dụng tại các kỳ hạn ngắn.
Nợ xấu quý III/2024 của phần lớn ngân hàng nhìn chung tiếp tục xu hướng tăng đã ghi nhận trong hai quý đầu năm. Tuy nhiên so với cuối quý II, chất lượng tài sản của một số ngân hàng đã có sự cải thiện.