OceanBank nâng lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 1 tháng đến 15 tháng, mức tăng từ 0,1 đến 0,4 điểm %, mức điều chỉnh cao được áp dụng tại các kỳ hạn ngắn.
Mức lãi suất huy động cao nhất áp dụng tại MSB là 5,7%/năm áp dụng cho hình thức gửi tiết kiệm online với số tiền gửi từ 5 tỷ đồng và không có khoản tiền gửi có kỳ hạn khác tại thời điểm gửi.
Theo khảo sát, Nam A Bank giảm lãi suất tại một vài kỳ hạn so với tháng trước hiện vào khoảng 3,1 - 5,6%/năm. Theo đó, 5,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho tiền gửi online với kỳ hạn 18 - 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Trong tháng 9, lãi suất tiền gửi của VIB được điều chỉnh tăng nhẹ ở một số kỳ hạn và dao động trong khoảng từ 3,2%/năm đến 5,4%/năm, kỳ hạn 1 - 36 tháng, áp dụng chung cho cả ba nhóm hạn mức.
Techcombank vừa điều chỉnh biểu lãi suất tiền gửi tháng 9, trong đó tăng mạnh lãi suất đối với kỳ hạn tiền gửi từ 1-2 tháng thêm 0,4 điểm% với cả 4 nhóm khách hàng: Khách hàng thường, Inspire, Priority và Private.
Bước sang tháng 9, lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) tiếp đà đi ngang. Theo đó, khung lãi suất dành cho khách hàng cá nhân tiếp tục duy trì trong khoảng 1,6 - 3,9%/năm, kỳ hạn 1 - 36 tháng, lãi cuối kỳ.
Mức lãi suất huy động cao nhất được VietBank áp dụng tính đến thời điểm hiện tại là 5,9%/năm với các khoản tiền gửi tiết kiệm online có kỳ hạn từ 18 tháng trở lên.
Trong tháng 9, ACB tiếp tục giữ mức lãi suất tiền gửi tương tự tháng 8, dao động trong khoảng từ 0,5% tới 5%, áp dụng riêng cho từng hình thức gửi tiền truyền thống và gửi online.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.