|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Lại lo giấy phép con

07:13 | 10/11/2017
Chia sẻ
Điều kiện về kinh doanh, cấp giấy phép đang cản trở doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, tạo ra nhu cầu mới, góp phần nâng cao tiềm năng và chất lượng tăng trưởng.

Sự tái xuất của điều kiện kinh doanh tại một dự thảo thông tư khiến lo ngại về chất lượng rà soát quy định về điều kiện kinh doanh lại nổi lên.

lai lo giay phep con

Thông tư lại có điều kiện kinh doanh

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phát hiện Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 23/2015/TT-BKHCN quản lý việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (Dự thảo) lại có quy định về điều kiện kinh doanh.

Quy định này vượt thẩm quyền, theo Điều 7 của Luật Đầu tư. Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ bỏ quy định này” - VCCI thẳng thắn góp ý trong văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Cụ thể, điểm b khoản 2 Điều 12 Dự thảo quy định phải có ít nhất 4 giám định viên chính thức đáp ứng điều kiện là có trình độ cao đẳng trở lên và chuyên môn phù hợp đối với lĩnh vực thiết bị giám định, có kinh nghiệm làm việc 3 năm trở lên kể từ khi tốt nghiệp đại học...; có phương pháp giám định chất lượng và quy trình giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ do lãnh đạo tổ chức giám định phê duyệt.

Trong khi đó, điều 7 của Luật Đầu tư đã quy định điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đặc biệt, điều này cũng ghi rõ bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Hồi đầu năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ là một trong số các bộ đã tham gia rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh có trong các thông tư, quyết định và kịp thời đề xuất ban hành lại đúng thẩm quyền, đúng thời hạn các điều kiện đầu tư kinh doanh cần thiết. Chính công việc này đã góp phần cùng với Chính phủ lần đầu tiên chấm dứt sự tồn tại của giấy phép con (khái niệm để gọi điều kiện kinh doanh được ban hành không đúng thẩm quyền) tính từ thời điểm hiệu lực của Luật Doanh nghiệp 1999.

Nhưng, phân tích sâu hơn các điều kiện được đề cập, thì câu hỏi về việc tại sao lại có những đề xuất như trên tại thời điểm này cần phải tiếp tục đặt ra.

Cách đây 1 tháng, trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng của hệ thống quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị bãi bỏ toàn bộ các điều kiện về nhân lực (trừ một số nghề thực sự đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm, ví dụ như nghề y, nghề kiểm toán) và bãi bỏ toàn bộ điều kiện về phương thức kinh doanh ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Chỉ tính riêng 2 nhóm này, con số điều kiện kinh doanh đề nghị bãi bỏ lên tới khoảng 1.000!

Giải trình lý do với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân tích, điều kiện kinh doanh bắt buộc doanh nghiệp phải kinh doanh theo một phương thức nhất định đã khiến doanh nghiệp không có không gian để đổi mới, sáng tạo, tạo ra nhu cầu mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn, góp phần nâng cao tiềm năng và chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Siết cơ chế kiểm soát

Điều kiện kinh doanh cản trở doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, tạo ra nhu cầu mới, góp phần nâng cao tiềm năng và chất lượng tăng trưởng

VCCI đã không bỏ lọt trường hợp của Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 23/2015/TT-BKHCN trong vai trò giám sát việc ban hành điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành. Nhưng, có chắc mọi trường hợp đều được kiểm soát?

Thực ra, cơ chế kiểm soát việc ban hành điều kiện kinh doanh đã có, được quy định tại Luật Đầu tư, với 5 giải pháp. Nhưng cũng trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã buộc phải thừa nhận, sau hai năm triển khai Luật Đầu tư, mới chỉ có một giải pháp được thực hiện đầy đủ, đó chính là hạn chế các bộ, ngành và UBND ban hành quy định điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức thông tư, quyết định, như trường hợp dự thảo trên của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhưng, đó là ở văn bản cấp thông tư. Còn với các văn bản khác, dường như việc kiểm soát khá khó khăn.

Cũng phải nói rõ, theo quy định của Luật Đầu tư, các bộ, cơ quan khi có đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện đầu tư kinh doanh thì phải có tài liệu riêng phân tích sự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung; đánh giá tính hợp lý, khả thi của việc sửa đổi, bổ sung, tính phù hợp với điều ước quốc tế; đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung và gửi lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi bắt tay soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

“Giải pháp này sẽ kiểm soát được chất lượng điều kiện kinh doanh ngay từ đầu vào. Tuy nhiên, rất tiếc, yêu cầu này chưa được thực hiện. Cũng có lý do là quy trình này chưa thực sự rõ ràng”, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương nói.

Theo ông Hiếu, cần áp dụng thêm quy trình soạn thảo, thẩm tra, thẩm định dự thảo về điều kiện kinh doanh chặt chẽ hơn so với soạn thảo văn bản thông thường, vì các điều kiện kinh doanh nếu không phù hợp, sẽ hạn chế cạnh tranh, tạo rào cản ra nhập thị trường, hạn chế sáng tạo, tác động bất lợi đến doanh nghiệp nhỏ và vừa và cả nền kinh tế.

“Chúng tôi cũng đang nghiên cứu nguyên tắc “một đổi một” Canada đang áp dụng, nghĩa là nếu đưa ra một điều kiện mới thì phải bãi bỏ một điều kiện hiện hành; hay nguyên tắc miễn áp dụng điều kiện kinh doanh mới làm tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp hiện hành hoặc nhà nước phải hỗ trợ cho doanh nghiệp chi phí tuân thủ tăng lên. Có lẽ cần xem xét áp dụng một số nguyên tắc kiểm soát ban hành mới điều kiện kinh doanh” - ông Hiếu đề xuất.

Đặc biệt, Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đang nghiên cứu bộ tiêu chí về điều kiện kinh doanh tốt, căn cứ theo nguyên tắc đảm bảo chất lượng thể chế của OECD, làm bộ lọc chung. “Có bộ tiêu chí, sẽ không còn tình trạng tranh cãi mỗi khi có đề xuất bãi bỏ điều kiện kinh doanh như hiện nay”, ông Hiếu tin tưởng.

Tuy nhiên, với trường hợp tái xuất điều kiện kinh doanh ngay trong dự thảo thông tư nói trên của Bộ Khoa học và Công nghệ, không chỉ các đề xuất của CIEM sẽ không dễ dàng được thực thi mà ngay cả yêu cầu các bộ, ngành trình đề xuất bãi bỏ điều kiện kinh doanh trong tháng 12/2017 của Thủ tướng Chính phủ cũng đang đối mặt với thách thức không nhỏ về chất lượng.

lai lo giay phep con Môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 14 bậc, vượt Trung Quốc, Indonesia

Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm (Doing Business) do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt ...

Minh Anh

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.