“Tôi đề nghị sáp nhập Tết âm lịch vào Tết dương lịch và nói rõ không đề nghị bỏ tết cổ truyền Việt Nam, vẫn lì xì chúc tết, vẫn thịt mỡ dưa hành, thờ cúng tổ tiên nhưng thời điểm 1/1 dương lịch”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Kinh tế Việt Nam đối mặt với những thử thách nhưng nhiều tín hiệu lạc quan cho tăng trưởng, phóng viên lược trích ý kiến của các chuyên gia kinh tế về các giải pháp cho kinh tế năm 2017 và những năm tới.
Việt Nam đã lên kế hoạch triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn như Sân bay Long Thành, Đường sắt cao tốc Bắc - Nam và từng bước xây dựng hệ thống đường cao tốc. Các đại dự án này sẽ tạo động lực mới cho phát triển kinh tế, tuy nhiên trước mắt vẫn chất chồng những khó khăn.
Còn nhiều thách thức và khó khăn đối mà Việt Nam phải đối mặt trong năm tới nhưng bằng những cải cách và nỗ lực của Chính phủ, Giám đốc WB cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được tham vọng tăng trưởng của mình, quan trọng là cần hành động và huy động nguồn lực hiệu quả.
Sức ép về việc hạ giá VND là rất lớn vì đồng USD tăng giá buộc các nước phải hạ giá đồng nội tệ để cạnh tranh xuất khẩu, như vậy tỷ giá và lạm phát sẽ “ép” lên lãi suất khiến cho chi phí vốn của doanh nghiệp tăng theo.
CIEM dự báo năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt 6,43% (thấp hơn mục tiêu của Quốc hội giao). Tuy nhiên, nếu phải lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giữ thâm hụt ngân sách, không nên chạy theo tăng trưởng.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đặt ra mục tiêu đến năm 2020, sẽ đón đến 20 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu 35 tỷ USD.
Được coi là trụ đỡ của nền kinh tế nhưng nông nghiệp đang bị lãng quên và chịu áp lực từ nhiều phía. Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng cần phải cải cách thay đổi ngay, bởi ngành này đang tới điểm nghẽn tăng trưởng.
"Dù tăng trưởng thương mại dần hồi phục cùng với triển vọng tốt trong thu hút vốn FDI, chúng tôi cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho năm 2017 mà Chính phủ đang đặt ra là một ngưỡng cao", TS Nguyễn Đức Thành nhận định.
8 người sở hữu khối tài sản bằng tài sản của 3,6 tỷ người, thuộc một nửa nghèo nhất của toàn nhân loại. Đây là thông tin từ báo cáo “Nền kinh tế dành cho 99%” của Oxfam, công bố hôm nay tại Davos, Thụy Sỹ.
“Việt Nam là một tấm gương trong việc chuyển động lực kinh tế từ nông nghiệp sang xuất khẩu. Chúng ta đã thấy Myanmar, Lào và Campuchia cố gắng học tập mô hình của Việt Nam trong thu hút FDI để vực dậy xuất khẩu”, chuyên gia Singapore nhận xét.
Trong bài phát biểu cuối cùng ở châu Á, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhắc về lợi ích không đổi của Mỹ tại khu vực và tin tưởng Washington sẽ tiếp tục cam kết ở đây.
Công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam dự báo chỉ số chứng khoán VN-Index của Việt Nam tăng 17% trong năm nay nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế và các đợt chào bán cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Dự kiến kết thúc lúc 16h30 song đến tận gần 18h chiều 12/1, Giáo sư Nguyễn Quang Thái - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam - mới có thể kết thúc buổi toạ đàm về chủ đề Kinh tế 2017 và sinh khí mới từ Chính phủ kiến tạo được tổ chức tại Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Ngày 9/01, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của toàn ngành trong năm 2016, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2017 và những năm tiếp theo.