Theo các chuyên gia WB, ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam gồm Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong năm 2022, điều này có thể ảnh hưởng đến viễn cảnh xuất khẩu của Việt Nam.
HSBC cho rằng nhờ chi phí vận tải thấp, một phần do giá dầu thế giới giảm trong tháng 4, một phần do Việt Nam hạ thuế bảo vệ môi trường, điều này đã giúp cho áp lực lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức thấp trong khu vực ASEAN.
Theo các chuyên gia phân tích của CTCP Chứng khoán SSI, các yếu tố nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay vẫn được duy trì và trong ngắn hạn sẽ không xuất hiện rủi ro đối với những thay đổi trong chính sách, cả về tiền tệ và tài khóa.
Theo TS Jonathan Pincus, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đều rất nhỏ. Thêm vào đó, doanh nghiệp tư nhân lớn lại không phải là doanh nghiệp chế biến chế tạo mà là doanh nghiệp bất động sản thông qua đầu cơ đất đai.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA), điều này sẽ hạn chế những việc như thủ tục pháp lý về mặt công bố chưa thực hiện thì việc mua bán đã xảy ra.
Hoạt động phục hồi kinh tế đã thể hiện rõ ngay trong những tháng đầu năm, Pyn Elite Fund đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay và 2023.
Nếu giá dầu tiếp tục tiến đến mốc 140 USD/thùng, chuyên gia cho rằng lạm phát bình quân cả năm vẫn có thể đạt mốc 4%, song lạm phát tháng so với cùng kỳ sẽ vượt 4% ngay trong tháng 8, tháng 9 và đến cuối năm có thể trên 7%.
Mặc dù tăng trưởng cao nhưng GNI bình quân đầu người tính theo USD năm 2017 - 2019 của Việt Nam mới bằng 30%- 34,9% mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á.
Trong khi người dân ngày càng cảm nhận rõ hơn việc hàng hoá tăng giá, giới phân tích vẫn tương đối lạc quan về chỉ số lạm phát tại Việt Nam. Vậy đâu là lý do của sự chênh lệch này?
Trang Asian Investor đăng bài viết đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Bài viết dẫn ý kiến của các chuyên gia cho biết nhờ quá trình công nghiệp hóa tốc độ cao và tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, Việt Nam sẵn sàng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 và từng bước trở thành điểm đến được quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
VNDirect cho rằng áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng đáng kể từ tháng 3. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Chính phủ vẫn có thể kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2022.
Trong khi áp lực lạm phát năm 2008 đến từ việc tăng trưởng tín dụng, cung tiền quá lớn thì áp lực lạm phát năm 2022 lại đến từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cả hàng hóa tăng cao.
Với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga và Ukraine không quá lớn, chuyên gia Nguyễn Đức Thành cho rằng cuộc xung đột giữa hai nước sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới kinh tế Việt Nam.