|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế Nhật Bản lao dốc, GDP giảm sâu nhất trong 40 năm

17:13 | 17/08/2020
Chia sẻ
Báo cáo mới nhất về nền kinh tế Nhật Bản cho thấy GDP nước này trong quí II/2020 giảm 7,8% so với quí trước, tương đương mức sụt 27,8% tính theo năm, do tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Mức giảm 7,8% trong quí II/2020 là quí thứ ba liên tiếp kinh tế Nhật Bản ghi nhận sự suy giảm, cũng là mức giảm GDP sâu nhất của nước này kể từ năm 1955.

Các nhà kinh tế dự báo nền kinh tế giảm 7,3%, tương đương mức giảm tính theo năm là 26,3%. Tuy nhiên, GDP quí II sụt giảm tới 27,8%, nguyên nhân do Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng 4 và 5, khiến khiến cho nhiều cửa hàng bán lẻ đóng cửa. Hoạt động xuất khẩu của nước này cũng bị ảnh hưởng vì thị trường Mỹ và châu Âu đóng cửa.

Đợt lao dốc quí II lần này đã xóa sổ những kết quả tăng trưởng mà Nhật Bản đã đạt được nhờ chính sách Abenomics do Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất trong 8 năm dưới sự lãnh đạo của mình. 

Abenomics là chính sách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thực hiện nhằm đưa nước này thoát khỏi tình trạng đình trệ kéo dài.

Đại dịch COVID-19 nhấn chìm kinh tế Nhật Bản giảm mức kỉ lục - Ảnh 1.

Việc giúp tái thiết các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, chẳng hạn như nhà hàng và du lịch thực sự là nhiệm vụ cấp bách của chính phủ Nhật Bản (Ảnh minh họa: The New York Times).

Yuichi Kodama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Yasuda Meiji cho biết, sự lao dốc của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là điều "không thể tránh khỏi" trong những trường hợp chưa từng có do COVID-19 tạo ra. Ông Kodama khẳng định, điều quan trọng là cần phải đưa nền kinh tế trở lại con đường phục hồi.

Nikkei dẫn lời của ông Kodama: "Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Abe là kiểm soát sự bùng phát COVID-19 để có thể khôi phục lại các hoạt động kinh tế trở lại bình thường."

Ông Kodama bổ sung thêm, việc tái thiết các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, chẳng hạn như nhà hàng và du lịch thực sự là nhiệm vụ cấp bách, đồng thời cũng cần đẩy nhanh số hóa nền kinh tế, một lĩnh vực mà đại dịch đã chỉ ra rằng Nhật Bản đang thiếu hụt.

Ngoài ra, nhà kinh tế trưởng khẳng định, kế hoạch tài khóa bền vững phải được xây dựng sau khi chứng kiến thâm hụt chính phủ tăng mạnh.

Mặc dù sự suy giảm ít nghiêm trọng hơn so với Mỹ hay Anh với lần lượt giảm lượt 9,5% và 20,4%, nhưng nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc này cho thấy sự lao dốc sâu hơn so với các nước châu Á như Hàn Quốc và Trung Quốc.

Với Hàn Quốc, quốc gia này chỉ chứng kiến sự suy giảm kinh tế 3,3% trong quí II/2020 nhờ hưởng lợi từ nhu cầu máy tính cá nhân tăng vọt khi ngày càng có nhiều người chọn làm việc tại nhà để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi với mức tăng trưởng 3,2% trong năm từ tháng 4 đến tháng 6 sau khi giảm 6,8% trong 3 tháng trước đó. 

Các nhà kinh tế cho biết việc mạnh tay xử lí triệt để các trường hợp COVID-19 của chính quyền Bắc Kinh đã giúp ngăn chặn sự bùng phát nhanh hơn và giúp mở cửa lại nền kinh tế sớm hơn so với các nước khác.

Còn Nhật Bản, số người làm việc tại nhà gia tăng khiến nhập khẩu máy tính cá nhân từ Trung Quốc tăng mạnh. Các nhà kinh tế cho biết, chương trình khẩn cấp của chính phủ Nhật nhằm triển khai cứu trợ kinh tế cho mỗi người dân Nhật Bản 100.000 yen (940 USD) đã giúp phục hồi tiêu dùng cá nhân khi nền kinh tế dần mở cửa trở lại vào tháng 5 và tháng 6.

Minh Hằng

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.