Kinh tế đường phố ở Trung Quốc có thể chịu chung số phận với dịch vụ chia sẻ xe đạp
Vài tuần qua, nền kinh tế đường phố đã trở thành một thuật ngữ được thảo luận nhiều ở Trung Quốc. Trong bài phát biểu gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ca ngợi và bày tỏ sự ủng hộ đối với một nền kinh tế đường phố, đóng vai trò là huyết mạch cho chính quyền địa phương Trung Quốc tìm động lực tăng trưởng kinh tế hiệu quả, để tạo việc làm và ứng phó với khủng hoảng kinh tế hiện nay, theo The Diplomat.
Năm 2016, hệ thống chia sẻ xe đạp, giống như nền kinh tế đường phố ngày nay, là đã thu hút sự chú ý của chính quyền địa phương Trung Quốc. Đối với các quan chức địa phương, hệ thống chia sẻ xe đạp và, toàn bộ nền kinh tế chia sẻ, có thể có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng tiếp theo trong nền kinh tế Trung Quốc.
Do đó, chính quyền địa phương đã đầu tư nhiều nguồn lực để khuyến khích nền kinh tế chia sẻ, thậm chí đặt môi trường đô thị dưới sự kiểm soát chặt chẽ để mở đường cho nó bằng cách điều chỉnh lại quy hoạch đô thị.
Những nỗ lực của chính phủ cuối cùng đã làm cho nền kinh tế chia sẻ trở nên phổ biến. Sau một thời gian, xe đạp chia sẻ đã tràn lan ở Trung Quốc. Xu hướng này đã thay đổi cách di chuyển hàng ngày của người dân, và giúp chính phủ giảm bớt tình trạng quá tải giao thông. Nó cũng phù hợp với chủ trương bảo tồn năng lượng, thân thiện với môi trường và có lượng khí thải carbon thấp.
Hu Weiwei, người sáng lập Mobike, là một ví dụ cực đoan của trào lưu: Trong vòng ba năm, cựu phóng viên trẻ đã huy động khoản vốn 100 tỉ nhân dân tệ và trở nên nổi tiếng với tư cách là giám đốc điều hành của công ty chia sẻ xe đạp của riêng anh.
Tuy nhiên, khái niệm chia sẻ xe đạp và hoạt động thực tế của nó là hai điều khác nhau và các thành phố phải chịu nhiều tổn thất. Trong vòng chưa đầy hai năm, chia sẻ xe đạp đã trở thành một vấn đề đối với nhiều nhà quản lí đô thị.
Xung đột về tiền đặt cọc giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ đã nổ ra trên thị trường, cộng với sự buông lỏng giám sát trong hoạt động kinh doanh dẫn đến các vấn đề như gian lận tài chính, người dùng để xe đạp ở mọi nơi và nạn kẹt xe.
Nhiều thành phố ban hành chính sách tịch thu xe đạp đỗ tùy tiện dọc các con đường, và mọi người bắt đầu ví nền nền kinh tế chia sẻ là "thùng rác chia sẻ".
Ngay cả các chính sách đô thị cũng thay đổi. Cách đây không lâu, chính phủ công nhận chia sẻ xe đạp là một hình thức đổi mới. Tuy nhiên, sau đó, nhiều chính quyền địa phương nhấn mạnh sự cần thiết phải quản lý chặt chẽ hơn, để hạn chế số lượng công ty được phép điều hành các doanh nghiệp như vậy và yêu cầu xe đạp phải được đỗ tại các điểm mà chính quyền chỉ định.