|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kiện toàn các chức danh lãnh đạo ở kỳ họp Quốc hội cuối tháng 3

19:18 | 02/03/2021
Chia sẻ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước sau Đại hội Đảng toàn quốc là việc được tiến hành từng bước theo quy định của hiến pháp, pháp luật.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 diễn ra chiều 2/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi của báo chí về việc kiện toàn các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng có được thực hiện như tiền lệ ở khóa XIII hay không.

Kiện toàn các chức danh lãnh đạo ở kỳ họp Quốc hội cuối tháng 3 - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại họp báo. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc lại Đại hội Đảng XIII thành công rất rực rỡ, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã từng bước tiến hành kiện toàn các chức danh lãnh đạo của Đảng.

Bộ trưởng cho biết nếu không có gì thay đổi, từ 24/3 đến 7/4, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra. Trong chương trình nghị sự, ngoài các chương trình khác, có việc kiện toàn các chức danh Nhà nước. 

“Như vậy, việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước sau Đại hội Đảng toàn quốc là việc được tiến hành từng bước theo quy định của hiến pháp, pháp luật”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Bộ Chính trị đã giao Ban cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án giới thiệu nhân sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đảm nhận chức danh lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan. Với vị trí có các ủy viên Trung ương không tái cử hoặc có tái cử nhưng thay đổi vị trí công tác, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành và cơ quan thuộc Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

“Như vậy chỉ bàn tính tới những chỗ nào khuyết, chỗ nào thay đổi. Trách nhiệm của Ban cán sự Đảng Chính phủ là giới thiệu, còn quyết định thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Thông tin cụ thể về kết quả kỳ họp sẽ được công bố sau khi Quốc hội phê chuẩn", Bộ trưởng nói.

Anh Đào

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.