|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Kiến nghị điều tra sản xuất phân bón giả trên phạm vi toàn quốc

14:21 | 04/03/2017
Chia sẻ
Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam (VNFAW) vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho điều tra phân bón giả trên phạm vi toàn quốc.

Lý giải về đề xuất trên, ông Nguyễn Hạc Thuý, Phó Chủ tịch Thường trực VNFAW cho rằng, phân bón giả đang trở thành vấn nạn cần cuộc tổng điều tra và xử lý dứt điểm để bảo vệ nền nông nghiệp, quyền lợi cho nông dân.

Trong văn bản gửi Chính phủ, ông Thuý cho rằng chỉ trong 1 tháng ra quân tại TP.HCM, lực lượng liên ngành đã phát hiện 20/56 cơ sở sản xuất phân bón không giấy phép (chiếm hơn 35% số cơ sở sản xuất thực tế). Tại một địa phương, trung tâm kinh tế còn vậy, thì hoạt động sản xuất phân bón giả ở các tỉnh không biết thế nào mà lần. Chính vì vậy, theo ông Thuý, rất cần cuộc tổng kiểm tra diện rộng để lập lại thị trường phân bón.

kien nghi dieu tra san xuat phan bon gia tren pham vi toan quoc

Hiệp hội phân bón kiến nghị Chính phủ cho mở rộng kiểm tra hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn quốc (ảnh minh hoạ)

Cụ thể, đại diện VNFAW cho rằng, chỉ trong tháng 10/2016, khi kiểm tra 56 cơ sở sản xuất phân bón tại TP.HCM, lực lượng liên ngành gồm: Chính quyền địa phương, cơ quan công an, quản lý thị trường và Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về chống buôn lậu và gian lận thương mại đã phát hiện hơn 20 cơ sở không giấy phép hoạt động, trong đó đã khởi tố 3 cơ sở với 17 bị can theo quy định của pháp luật.

"Nếu không có sự vào cuộc quyết liệt đó thì rất khó để đưa các cơ sở sản xuất phân bón trên ra ánh sáng", ông Thuý nhấn mạnh.

Lấy ví dụ vụ việc liên quan đến Công ty CP Thuận Phong (Đồng Nai) - công ty bị Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) kết luận là sản xuất phân bón giả, Thủ tướng chỉ đạo làm rõ, nhưng theo ông Thuý vụ việc đã kéo dài hơn 1 năm rưỡi, nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể.

"Ngay cả khi tỉnh Đồng Nai đã họp 2 - 3 lần vẫn chưa kết luận được, phải đến khi Văn phòng Chính phủ họp và Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình ngồi điều hành thì mới kết luận được là Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất, buôn bán phân bón giả và giao cho Bộ Công an xử lý theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/3/2017", ông Thuý nói.

Trên thực tế, vụ việc xảy ra với Công ty CP Thuận Phong khá phức tạp, công ty này bị tố là lợi dụng danh nghĩa của Bộ Quốc phòng để sản xuất phân bón giả. Ngày 24/4/2014 Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) kiểm tra và kết luận Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả. Trung tâm kiểm định Bộ KH&CN cho kết quả 19/29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong không phù hợp với tiêu chuẩn đăng ký.

Ngay sau sự việc, Bộ Quốc phòng đã phát thông tin nói công ty này đã lợi dụng danh nghĩa sản xuất trong khu kinh tế trực thuộc Bộ Quốc phòng để "làm bình phong" sản xuất phân bón giả. Cuối tháng 12/2016, thanh tra Bộ Quốc phòng cũng đề nghị khởi tố Công ty Thuận Phong vì sản xuất phân bón giả.

Tuy nhiên, sau kết luận của Bộ KH&CN, Công ty Thuận Phong cũng đã liên tục kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét lại vì cho rằng bị các cơ quan chức năng xử ép. Cùng thời điểm tháng 2 - 5/2016, Công an Đồng Nai xác minh chưa đủ căn cứ để kết luận Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự. Tổ liên ngành gồm Công an Đồng Nai, các cơ quan chức năng của Đồng Nai ra quyết định xử phạt hành chính hơn 500 triệu đồng, tháo bỏ niêm phong cho doanh nghiệp. Cho đến nay, Công ty này vẫn kêu oan.

Tuy nhiên, trong báo cáo gần nhất lên Chính phủ, ông Nguyễn Hạc Thuý cho rằng: Chỉ một vụ việc của Công ty CP Thuận Phong thôi đã cho thấy sự điển hình cho sự bất thường trong xử lý DN sản xuất phân bón giả và có lợi ích nhóm trong sản xuất phân bón.

"Nếu lợi ích nhóm trong ngành phân bón và tội phạm phân bón giả không được ngăn chặn, đẩy lùi thì các Thông tư, Nghị định và luật pháp của Nhà nước sẽ bị vô hiệu hoá, góp phần phá vỡ ngành phân bón Việt Nam", ông Thuý cho biết.

Theo đại diện Hiệp hội Phân bón, chỉ riêng TP.HCM, cơ quan chức năng vào cuộc đã phát hiện được kết quả như trên. Nếu kiểm tra 63 tỉnh thì thì cho kết quả xấu biết bao? Nhiều năm qua, phân bón giả đã gây thiệt hại cho hàng chục triệu hộ nông dân, cho nền nông nghiệp Việt Nam. Qua nhiều quyết tâm, chưa ai làm được và chưa ai biết, chỉ thỉnh thoảng hô hào rồi đi vào quên lãng.

Chính vì vậy, muốn tạo bước đột phá trong đấu tranh, lập lại thị trường phân bón Việt Nam hiện nay phải làm đến nơi đến chốn và có quyết tâm và cần có cuộc điều tra phân bón giả, kiểm tra diện rộng trên toàn quốc.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nguyễn Tuyền

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.