|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Kiên Giang: Dịch tả heo châu Phi đã lây lan ra toàn tỉnh

14:21 | 02/10/2019
Chia sẻ
Ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Kiên Giang cho biết, TP Hà Tiên là địa phương cấp huyện cuối cùng của tỉnh đã phát hiện ổ dịch tả heo châu Phi vào cuối tháng 9 vừa qua.
Kiên Giang: Dịch tả heo châu Phi đã lây lan ra toàn tỉnh - Ảnh 1.

TP Hà Tiên là địa phương cấp huyện cuối cùng của tỉnh Kiên Giang bị dịch tả heo Châu Phi tấn công.

Như vậy, đến nay dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra tại 15/15 huyện, thành phố của tỉnh Kiên Giang. Tính đến cuối tháng 9, đã có 3.116 hộ nuôi heo bị dịch bệnh tấn công, xảy ra ở 642 ấp, thuộc địa bàn 123 xã, tổng số đàn heo mắc bệnh phải tiêu hủy là 42.740 con. 

Tỉnh đã phải chi ngân sách hỗ trợ cho những hộ chăn nuôi bị thiệt hại, với tổng số tiền hơn 75 tỷ đồng.

Theo ông Đức, mặc dù lực lượng chức năng đã triển khai đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch tả heo Châu Phi nhưng hiệu quả không như mong đợi, vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát và khống chế.

Thời gian qua tình, hình mưa bão, nước lũ dâng cao, làm mầm bệnh đã xâm nhiễm trên diện rộng. Gần đây, dịch bệnh tăng mạnh trên một số địa bàn, nhất là tại huyện Hòn Đất, nơi có số lượng đàn heo tương đối lớn, có trại giống heo của tỉnh và 6 trại nuôi gia công của Công ty C.P, nếu dịch xâm nhiễm sẽ gây thiệt hại nặng.

Kiên Giang: Dịch tả heo châu Phi đã lây lan ra toàn tỉnh - Ảnh 2.

Thời gian gần đây, bệnh dịch tả heo Châu Phi tăng mạnh trên một số địa bàn, nhất là huyện Hòn Đất, nơi có đàn heo tương đối lớn, với nhiều trang tại nuôi gia công

Về việc tái đàn, UBND tỉnh Kiên Giang đã có chỉ đạo chưa cho tái đàn nuôi mới đối với hộ chăn nuôi và cơ sở không đảm bảo an toàn sinh học. Đồng thời chấn chỉnh, có giải pháp quản lý chặt chẽ việc nuôi tái đàn tại 31 cơ sở nuôi gia công cho công ty C.P chi nhánh Kiên Giang theo đúng quy định pháp luật về thú y.

Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh rà soát, hoàn chỉnh mô hình phòng chống bệnh dịch tả heo Châu Phi cấp xã đã triển khai đạt hiệu quả, để phổ biến, hỗ trợ các huyện áp dụng. 

Trong đó, ưu tiên tập trung nguồn lực cho công tác vệ sinh tiêu độc chuồng trại và các khu vực có nguy cơ, cao đúng kỹ thuật, tần suất và tập huấn cho người chăn nuôi thực hiện hiệu quả.


Đ.T.Chánh