|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Kì thị những người nhiễm COVID-19 có thể làm thâm hụt túi tiền của bạn

06:50 | 10/04/2020
Chia sẻ
Đừng để sự lo sợ trước đại dịch trở thành hiện tượng kì thị những người nghi nhiễm hay đã nhiễm bệnh bởi đó là nguyên nhân gây hao hụt túi tiền của chính bạn .

Khi bản tin thời sự mỗi ngày đều chỉ tên những người mắc bệnh và các địa điểm họ từng đi qua, nỗi lo sợ trong cộng đồng ngày càng lây lan. Nhưng cách chúng ta xử lí các thông tin đó mới là điều cần được chú ý. Kì thị là một phản ứng xấu.

Thật không may, nghiên cứu của nhóm chuyên gia HBR cho thấy sự thị là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch COVID-19 ngày càng trầm trọng hơn cũng như gây ra các hậu quả xã hội đáng ngại. 

Sự thị là một phản ứng tự nhiên. Chúng ta khó có thể tạo khoảng cách về thể chất với những người nghi nhiễm bệnh và bạn sẽ tự động cảm thấy sợ hãi các dấu hiệu của bệnh như sốt, ho hay khó thở bất chấp những dấu hiệu này có phải là mối đe dọa thực sự hay không.

Thêm vào đó, xu hướng buộc tội nạn nhân (victim blaming) vẫn còn rất phổ biến, ngay cả trong những cộng đồng phát triển. Có lẽ những người nhiễm COVID-19 rửa tay chưa đủ lâu, di chuyển quá nhiều hay không thực hiện giãn cách xã hội. Niềm tin vô lí này an ủi và cho chúng ta cảm giác mình đang kiểm soát được mọi thứ. 

Tuy nhiên, thế giới chúng ta đang sống không công bằng. Bạn có thể làm mọi thứ như được khuyến nghị, rửa tay 60 giây thay vì chỉ 20, ra đường chỉ khi thật cần thiết và vẫn có khả năng nhiễm COVID-19. Vậy tại sao lại để những suy nghĩ tiêu cực làm phiền bản thân và những người xung quanh?

Kì thị người nhiễm COVID-19: nguyên nhân gây hao hụt túi tiền của bạn - Ảnh 1.

Nếu Tom Hanks và Rita Wilson có thể mắc COVID-19 thì tất cả chúng ta cũng như vậy. Ảnh: HBR

Hậu quả kinh tế và tài chính của sự thị

Nhiều thập kỉ nghiên cứu của giáo sư Valerie Earshaw cho thấy thị gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của những người mắc bệnh. Sự thị xuất hiện dưới nhiều hình thức như tẩy chay, buôn chuyện, bạo lực thể xác hay từ chối cung cấp dịch vụ. 

Trải qua sự thị từ cộng đồng có thể dẫn đến trầm cảm, ngột ngạt và sử dụng chất gây nghiện. Đáng báo động hơn, ngay cả những người không phải là nạn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Chỉ cần chứng kiến sự thị đối với những người nhiễm bệnh hoặc nghi bị nhiễm bệnh dẫn đến trạng thái lo lắng và căng thẳng. 

Và có thể chính bạn cũng biết rằng trạng thái quá hoang mang thường thúc đẩy con người đưa ra các quyết định tài chính thiếu sáng suốt. Tích trữ lương thực gây hoang phí, mua sắm vật tư y tế từ những nguồn không đáng tin cậy đều khiến tài chính của bạn tổn thương trong bối cảnh thu nhập nhiều hộ gia đình đang sụt giảm đáng kể.

Sự thị diễn ra trên quy mô rộng lớn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xã hội kiệt sức (social fatigue), khiến con người có xu hướng nới lỏng hoạt động phòng dịch. Nỗi lo sợ khiến chúng ta đóng băng các khoản chi tiêu, gây thiệt hại trong chuỗi cung ứng toàn xã hội và lãng phí thời gian, tiền bạc cho những thứ không thật sự cần thiết.

Trong bối cảnh COVID-19 ngày càng lan rộng, sự thị đang chuyển hướng vào nhóm người gốc Á tại châu Âu và Mỹ cũng như những người từng đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Đáng ngại hơn, sự kì thị còn là nguyên nhân khiến dịch lan rộng hơn bởi những người lo lắng sẽ bị xã hội xa lánh có xu hướng giấu bệnh hoặc triệu chứng. Đây sẽ là một gánh nặng cho ngành y tế và cả an sinh xã hội.

Giãn cách xã hội không phải là cô lập xã hội

Giáo dục là một trong những công cụ phổ biến nhất để hóa giải kì thị và xua tan định kiến tiêu cực. Các nhà lãnh đạo địa phương và quốc gia đang chiến đấu với dịch COVID-19 nên cởi mở và minh bạch về căn bệnh để bình thường hóa dịch bệnh. 

Khi ngôi sao NBA Magic Johnson tuyên bố anh dương tính với HIV, tỉ lệ xét nghiệm HIV đã tăng đáng kể trên toàn quốc. Về vấn đề này, các bài đăng trên mạng xã hội từ những người nổi tiếng mắc bệnh cũng có khả năng tương tự. Nếu Tom Hanks và Rita Wilson có thể mắc COVID-19 thì tất cả chúng ta cũng như vậy.

Ngoài sự dẫn dắt của chính phủ, tất cả chúng ta đều đóng một vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ sự thị. Chúng ta cũng nên nói chuyện cởi mở về các cuộc đấu tranh về sức khỏe tâm thần mà chúng ta đang phải đối mặt - cơ hội để nói chuyện với những người khác về các yếu tố gây căng thẳng bao gồm sự thị có thể thúc đẩy sự đối phó tích cực và sức khỏe tinh thần.

Dù sự thị là một phản ứng tự nhiên với bệnh tật lây nhiễm, chúng ta hoàn toàn có thể làm mọi thứ để hạn chế hậu quả xấu. Sự thị đang chia rẽ và khiến chúng ta chống lại nhau trong bối cảnh sự đoàn kết là điều cần thiết hơn bao giờ hết. 

Hãy nhớ rằng virus COVID-19 chứ không phải người mắc COVID-19 mới là kẻ thù cần tiêu diệt.

Thu Phương