|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Khủng hoảng nợ Italy có thể kích hoạt hiệu ứng domino trên toàn châu Âu

16:12 | 14/06/2018
Chia sẻ
Ngân hàng tại các nền kinh tế lớn châu Âu có thể hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng do giữ một lượng lớn nợ của Italy, trong đó các nhà băng Pháp sẽ phải “đứng mũi chịu sào”.
khung hoang no italy co the kich hoat hieu ung domino tren toan chau au Italy đã có thủ tướng mới sau gần 3 tháng vô chính phủ
khung hoang no italy co the kich hoat hieu ung domino tren toan chau au Chứng khoán Mỹ 30/5: Lo ngại về Italy dịu bớt, Dow Jones bật tăng hơn 300 điểm

Bất ổn chính trị gần đây tại Italy làm tăng chi phí vay của nền kinh tế lớn thứ ba khu vực eurozone. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra hoài nghi về hiệu ứng dây chuyền lan sang các quốc gia khác. Lời kêu gọi rời khỏi khu vực eurozone của một số chính trị gia Italy làm dấy lên lo ngại về cuộc chia tay giữa Italy và EU (Quitaly/Italexit), kéo theo nguy cơ sụp đổ khu vực đồng tiền chung euro.

khung hoang no italy co the kich hoat hieu ung domino tren toan chau au
Ảnh minh họa. Nguồn: Christian Ohde/McPhoto/ullstein bild/Getty Images.

Trong khi chính phủ Italy nhận thấy cái giá ngày càng đắt để tự vận hành, những người đã trót nắm giữ nợ Italy nhận ra khoản đầu tư của mình ngày càng nhiều rủi ro và ít lợi nhuận hơn bao giờ hết. Đó là vì khi lãi suất trái phiếu tăng, rủi ro được nhận thấy cũng tăng lên. Điều này cũng đồng nghĩa cơ hội thu lợi nhuận từ trái phiếu chính phủ Italy cũng giảm xuống.

“Tính đến hiện tại, Italy là nguy cơ lớn nhất đối với sự ổn định của khu vực đồng tiền chung euro… Nền kinh tế đang nếm trải sự kết hợp nguy hiểm giữa tăng trưởng èo uột, khả năng cạnh tranh thấp, nợ công cao và ngành ngân hàng chật vật”, bà Shweta Singh – giám đốc điều hành hãng nghiên cứu đầu tư TS Lombard, cho biết trong một báo cáo ngày 11/6.

Theo nghiên cứu của bà, Pháp đang sở hữu tỷ lệ nợ Italy lớn nhất, 311 tỷ USD, tương đương 12% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp. Điều này biến Pháp trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng Italy.

Tuy nhiên, bà Singh nói với CNBC rằng “cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Italy sẽ gây ra bất ổn tại phần còn lại của khu vực eurozone, không riêng gì Pháp”.

“Hệ thống ngân hàng châu Âu liên kết rất chặt chẽ, có nhiều quan hệ trực tiếp và gián tiếp với Italy. Ví dụ, các ngân hàng Pháp sở hữu món nợ Italy tương đương 12% GDP, ngân hàng Hà Lan sở hữu nợ Pháp tương đương 13% GDP, Anh sở hữu nợ Hà Lan tương đương 4% GDP…”, bà lý giải hiệu ứng domino có thể lan rộng từ Italy.

Lo ngại về cuộc khủng hoảng Italy có thể đã lắng dịu sau khi chính phủ mới được thành lập và các bộ trưởng nước này cho biết sẽ tiếp tục gắn bó với đồng euro. Tuy nhiên, bà Singh cảnh báo, “Dù các rủi ro gắn liền với Quitaly/Italexit đã giảm sau khi chính phủ mới được thành lập, chúng vẫn chưa biến mất”.

Xem thêm

Trường Giang